Tự kỷ là một trong những rối loạn về tâm lý, được tìm thấy ở bất kì ai trên khắp thế giới, bất kể chủng tộc, văn hóa hay nền kinh tế. Theo Centers for Disease Control and Prevention (CDC), tự kỷ xảy ra thường xuyên hơn ở các bé trai so với các bé gái, với tỷ lệ nam nữ là 4 trên 1. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ em lại mắc chứng tự kỷ và cách điều trị căn bệnh này như thế nào, cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tự kỷ ở trẻ em là gì?
Rối loạn tự kỷ là một tình trạng liên quan đến sự phát triển não bộ tác động đến nhận thức và giao tiếp với người khác. Tự kỷ gây ra các vấn đề trong giao tiếp xã hội và giao tiếp. Bệnh tự kỷ thường được biểu hiện với những khiếm khuyết về tương tác xã hội. Người bệnh thường gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi, sở thích. Hoạt động của người bị tự kỷ thường mang tính hạn hẹp hoặc lặp đi lặp lại.
Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc chứng tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ. Trong đó các bé trai bị tự kỷ nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
Nguyên nhân tại sao trẻ lại mắc chứng tự kỷ?

Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
- Di truyền: Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ
- Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… Làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
- Yếu tố môi trường như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …
Những biểu hiện của trẻ tự kỷ

- Trẻ không nói được từ nào ngay cả khi đã được hơn 16 tháng tuổi. Hoặc không nói được câu nào gồm 2 từ trở lên ngay cả khi trên 24 tháng tuổi.
- Trẻ bị mất bất cứ kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội nào. Thường là sau một sự kiện té ngã, mắc sởi hoặc nằm viện,..
- Trẻ hơn 1 tuổi nhưng vẫn không có động tác gây sự chú ý hoặc không có tiếng bập bẹ.
- Trẻ không có hứng thú kết bạn hoặc không bị lôi cuốn vào các đồ chơi hay trò chơi.
- Trẻ không chú ý vào ai mà chỉ nhìn lâu vào các vật có động tác đơn điệu và lặp đi lặp lại.
- Trẻ không trả lời, không ngoảnh lại hay phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ xuất hiện các động tác cơ thể lặp đi lặp lại như đập tay hay lắc lư thân thể.
- Trẻ không thích người khác động chạm vào người. Thường khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì có biểu hiện hét lên chói tai hoặc bứt tóc, đập tay chân xuống sàn nhà hay đập đầu vào tường.
- Trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh và mùi vị. Ngoài ra còn có sự ưa thích đặc biệt với việc ổn định trật tự và thường chống đối mạnh mẽ các thay đổi liên quan tới những gì đã quen thuộc.
Nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ
- Giới tính. Con trai có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao gấp bốn lần so với con gái.
- Các rối loạn khác. Một số hội chứng có nguy cơ rối loạn tự kỷ hoặc các triệu chứng giống tự kỷ. Ví dụ như hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams, hội chứng Angelman,…
- Trẻ sinh non. Trẻ sinh ra trước 26 tuần tuổi thai có thể có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ cao hơn.
- Gia đình ít dành thời gian dạy trẻ
- Cho trẻ xem tivi quá nhiều
- Ít cho trẻ được tiếp xúc và chơi với những trẻ khác
Các liệu pháp điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Hiện nay, chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiệp và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:
- Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
- Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.
- Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ cha mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Cha mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con.
Phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em
Bạn cần thay đổi lối sống của gia đình. Nếu có thể bạn hãy thực hiện những điều như:
- Nói chuyện với trẻ ngắn gọn rõ ràng.
- Nương theo sở thích của trẻ và đưa ra lựa chọn phù hợp với trẻ.
- Các thành viên trong gia đình cần thay phiên chơi với trẻ. Điều này giúp giảm hành vi lặp đi lặp lại của con
- Cùng con tham gia vào một chương trình điều trị của một nhóm các bác sĩ hay tư vấn viên hoặc những gia đình có cùng hoàn cảnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ bị tự kỷ. Một số bố mẹ đã thử chế độ ăn kiêng không chứa gluten (trong lúa mì) và casein (trong sữa protein). Ngoài ra, bổ sung các vitamin B6 và magie đã được áp dụng để giúp cải thiện các triệu chứng của tự kỷ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ
Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con bạn hoặc bạn nghi ngờ rằng con bạn có thể mắc chứng tự kỷ, hãy thảo luận về mối quan tâm của bạn với bác sĩ. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị các xét nghiệm phát triển để xác định xem con bạn có chậm trễ trong các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ và xã hội hay không, nếu con bạn có những dấu hiệu trên.
Một số phòng khám chứng tự kỷ uy tín:
- 3 nơi khám chuyên khoa thần kinh uy tín quận Bình Thạnh
- Top 3 địa chỉ khám hệ thần kinh uy tín quận 5
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com, Benhlytramcam.vn