Chăm sóc vùng kín sau sinh luôn phải được chú ý trong giai đoạn hậu sản để tránh một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống phụ nữ.
Những nguy cơ gây viêm nhiễm vùng kín sau sinh
Sau khi sinh những mũi khâu, tử cung và bàng quang… là những điểm dễ bị nhiễm trùng nhất. Vì thế, bạn cần lưu ý những điều sau:
Đau ở các mũi khâu
Dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín thường sẽ là tăng đau ở các mũi khâu, dù đã dùng một lượng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi xuất hiện vùng da đỏ lên quanh các mũi khâu hoặc xuất hiện các chất dịch màu vàng hay xanh lá cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra để tránh viêm nhiễm nặng hơn.
Sản dịch bị nặng mùi, ra máu đông
Sản dịch thường kéo dài từ 4 điến 6 tuần sau khi sinh. Đây là máu sổ rau ra sau khi bé chào đời. Trong những ngày đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi và nhiều giống như những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Tuy nhiên nếu máu sinh (sản dịch) có mùi hôi, nặng mùi có thể là “báo động đỏ” của nhiễm trùng tử cung. Hoặc khi bạn bị ra máu nhiều bất thường (cần phải thay băng sau mỗi giờ hoặc bị ra những cục máu to thì đó có thể là một dấu hiệu của băng huyết.
Nhiễm trùng bàng quang
Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang gồm: rát khi đi vệ sinh; phải đi tiểu thường xuyên và cảm giác không nín nhịn được, trong nước tiểu có mùi hôi nồng hoặc dính máu trong nước tiểu, đau quặn ở bụng dưới, đau hai bên hông hoặc đau ở giữa lưng; tè dầm vào ban ngày như trẻ em… Khi có những dấu hiệu trên bạn cần theo dõi sát sao hơn và đi gặp bác sĩ khi cần thiết
Các cách chăm sóc vùng kín sau sinh đơn giản phòng tránh nhiễm trùng
1. Chăm sóc vùng kín bằng cách xông hơi
Ngoài việc làm sạch vùng kín hằng ngày sau khi sinh thì mẹ có thể xông hơi để làm sạch sâu tận gốc vùng kín sau sinh. Sau khi sinh thường khoảng 3 ngày mẹ đã có thể xông hơi. Và 7 đến 8 ngày sau sinh mổ để vết thương khô hẳn mới có thể xông hơi.
Làm sạch vùng kín sau sinh bằng lá trầu tự nhiên rất hiệu quả và đơn giản để xông hơi tại nhà. Trong lá trầu tự nhiên có thành phần kháng viêm, khử mùi rất tốt và diệt khuẩn.
- Chuẩn bị một nồi nước sôi cho 15 đến 20 lá trầu rửa sạch và đun sôi khoảng 5 phút.
- Giữ nóng nồi nước xông và đổ ra chậu.
- Chuẩn bị một chiếc ghế xông vùng kín để việc xông thuận tiện nhất. Mẹ có thể lấy một chiếc chăn trùm kín để giữ ấm lâu hơn.
- Nên xông tầm 15 – 20 phút để tránh nhiễm lạnh cơ thể. Xông hơi vùng kín sẽ giúp các mẹ cảm thấy vùng kín của mình thơm tho, hồng hào hơn.
- Kết hợp với các bài tập Kegel cho bộ phận sinh dục càng nhanh giúp mẹ hồi phục vùng kín sau sinh nhanh chóng.
2. Chăm sóc vùng kín sau sinh bằng cách nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi trong giai đoạn sau khi sinh thường rất quan trọng đấ mẹ nhé! Ngoài việc chăm sóc vùng kín sau sinh bằng những cách như trên, mẹ cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể cũng như vùng kín có thời gian để hồi phục nhanh hơn.
3. Chăm sóc vùng kín sau sinh bằng bài tập Kegel
Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. Khoảng 10 giây sau đó, hãy thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.
Lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh tránh viêm nhiễm
1. Vệ sinh vùng kín sau sinh cẩn thận
Sau khi sinh, vùng kín là nơi mẹ cần chăm sóc và vệ sinh thật kỹ lưỡng. Để giữ vùng kín khô ráo và luôn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm âm đạo sau sinh. Mẹ nên rửa vùng kín sau khi đi vệ sinh. Hơn nữa, nên rửa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ mà bác sĩ khuyên dùng. Thay băng ít nhất 4 tiếng/ lần để không bị tụ gây viêm nhiễm.
2. Kiểm tra và lưu ý dịch âm đạo sau sinh thường xuyên
Khi bạn vận động nhẹ, bạn vẫn có thể cảm nhận dòng máu sản dịch đang chảy ra. Vì vậy, mẹ nên sử dụng băng vệ sinh hoặc bỉm to. Bạn cần kiểm tra, thay băng thường xuyên và rửa, vệ sinh đúng cách.
3. Giảm đau cho âm đạo sau sinh thường
Sau khi sinh, mẹ có thể cảm thấy đau âm đạo do vết thương tầng sinh môn hoặc do rách âm đạo. Để giảm tình trạng đau nhức này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Sử dụng nước ấm để rửa sau khi đi vệ sinh
- Luôn mang theo giấy để lau trực tiếp vào vết thương
- Nhờ sự tư vấn của bác sĩ phụ khoa
- Chườm đá giữa âm đạo và trực tràng
- Không hoạt động quá mạnh sau khi sinh thường, nhất là có vết thương tầng sinh môn hoặc rách âm đạo
4. Chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau sinh
Sau khi sinh thường, vết rạch tầng sinh môn là nơi khá nhạy cảm. Mẹ nên chăm sóc kỹ vết thương tầng sinh môn sau khi sinh để tránh một số bệnh phụ khoa sau sinh. Cần lưu ý và theo dõi cẩn thận vết thương tầng sinh môn để không bị vi khuẩn xâm nhập.
5. Không quan hệ vào lúc này
Sau khi sinh, mẹ bầu không được quan hệ, gần gũi với chồng vì vết khâu tầng sinh môn chưa lành. Khoảng 2-3 tháng sau sinh, mẹ có thể an tâm gần gũi khi vết thương thực sự lành.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh nở; Chăm sóc sau sinh; Dinh dưỡng thai kỳ
6 bước chăm sóc thiết yếu sau sinh cho mẹ và trẻ sơ sinh
Những điều cần nắm vững để chăm sóc mẹ sau sinh thường tốt nhất!
Chăm sóc sau sinh mổ tại nhà để sức khỏe nhanh phục hồi
Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?
5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh
Phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!