Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh là gì? Hướng dẫn cách chẩn đoán đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh? Bệnh đa hồng cầu sơ sinh có chữa được không và cách điều trị bệnh là gì?
Giới thiệu
Trẻ sơ sinh bị bệnh đa hồng cầu được xác định khi:
- Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi ≥ 65% (trong tuần đầu sau sinh)
- Hematocrit máu tĩnh mạch ngoại vi 2 giờ sau đẻ > 64%
- Hematocrit tĩnh mạch rốn 6 giờ sau sinh> 57%

Các tìm kiếm khác về chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng phù não ở trẻ em
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
- Chẩn đoán và điều trị sơ sinh non tháng
Nguyên nhân
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân liên quan tới truyền máu từ cuống rốn, nhau thai sang con
- Do máu từ nhau thai truyền sang con
- Cắt rốn chậm (chậm 1 phút khối lượng máu tăng thêm cho trẻ là 84ml/kg, cắt rốn chậm 2 phút khối lượng máu trẻ tăng thêm là 93ml/kg).
- Ép cuống rốn (Cord stripping)
- Đặt trẻ nằm thấp hơn mẹ lúc cắt rốn
- Máu mẹ truyền sang con (tăng co bóp tử cung do mẹ dùng thuốc kích sinh trước khi cắt rốn)
- Truyền máu con sang con (sinh đôi).
2. Kém nuôi dưỡng nhau thai
(Tăng tạo HC do thiếu oxy mạn tính trong tử cung)
- Suy dinh dưỡng thai
- Mẹ bị cao HA (nhiễm độc thai nghén, bệnh thận mạn tính).
- Thai già tháng
- Mẹ có bệnh tim phổi mạn tính
- Mẹ hút thuốc
3. Các tính trạng bệnh lý khác
- Con của mẹ đái tháo đường
- Thai to
- Trẻ bị cường thận bẩm sinh; hội chứng Beck with – Wiedemann; Trisomy 18, 13, 21; Thyrotoxicosis; suy giáp bẩm sinh.
- Mẹ dùng propranolol
- Trẻ mất nước
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh được xác định qua 2 hình thức:
- Chẩn đoán lâm sàng
- Xét nghiệm

1. Chẩn đoán lâm sàng
Da đỏ quá mức, kèm theo do các biểu hiện sau:
- Thần kinh: bú kém, li bì, giảm trương lực cơ, cơn ngừng thở ngắn, co giật, nghẽn mạch máu não.
- Tim mạch – hô hấp: tím tái thở nhanh, suy tim, tim to, tăng sức cản đường hô hấp, tăng đậm rốn phổi trên X quang.
- Thận: tắc mạch máu thận, đái máu, protein niệu
- Các bộ phận khác: tắc mạch khác, giảm tiểu cầu, vàng gia tăng, hạ đường máu dai dẳng, nhồi máu tinh hoàn, viêm ruột hoại tử, đông máu trong mạch rải rác.

2. Xét nghiệm
- Hematocrit máu tăng
- Tăng độ quánh máu
Ghi chú:
- Hematocrit – dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
- Độ quánh (độ nhớt) chung của máu so với nước là 5, trong khi đó của riêng huyết tương là 1,7 – 2,2. Độ quánh của máu do hồng cầu và thành phần protein trong huyết tương quyết định. Độ quánh máu tăng khi khi cơ thể mất nước (do ỉa chảy, mất nhiều mô hôi trong lao động hoặc giảm đột ngột,…)
Điều trị đa hồng cầu sơ sinh
1. Chỉ định thay máu
Trẻ có triệu chứng thần kinh, hô hấp của tăng độ nhớt máu, đa hồng cầu (như nêu trên) -> Cần thay máu một phần khi HT máu ngoại vi ≥ 65%.
Trẻ chưa có triệu chứng của cô đặc máu và Ht = 60 – 70% -> tăng cường cung cấp dịch truyền, làm lại Ht 4 – 6 giờ sau.
Thay máu một phần cho tất cả các trường hợp Ht ít máu tĩnh mạch ngoại vi ≥ 70%
2. Các loại dịch truyền, thay máu cho trẻ cô đặc máu
- Muối sinh lý 9%
- Human albumin 5%
- Plasma.
3. Công thức tính khối lượng dịch để thay máu một phần
(ml)= {[Ht (bn) – 50] x P(kg) x 80} / [Ht(bn)]
4. Phương pháp thay máu một phần
- Đường lấy máu ra từ tĩnh mạch rốn, động mạch
- Đường bơm dịch vào qua tĩnh mạch ngoại vi.
- Tốc độ lấy máu ra và bơm máu vào phải như nhau. Các cuộc thay máu kéo dài 20 – 30 phút.
Lời khuyên
Bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện cũng khó điều trị khi trẻ mắc bệnh. Bệnh phần nhiều gặp ở bào thai, trẻ sơ sinh ở những người mẹ trong máu có Rh âm. Đa hồng cầu sơ sinh thường khó phòng và khó chữa do hầu hết người Việt Nam đều có kháng nguyên Rh dương trong máu, còn lại một phần nhỏ có kháng nguyên Rh âm.

Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần khám định kỳ và được chăm sóc tốt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Việc chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị đa hồng cầu cần có lời khuyên và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế – bác sĩ để đảm bảo tối thiểu các di chứng và sự phát triển về sau của trẻ.
Tham khảo danh sách các chuyên gia y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam trên Medplus.vn.