- Vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh là gì?
- Tại sao tăng bilirubin gây vàng da?
- Tăng bilirubin trong máu có nguy hiểm không?
- Cách điều trị tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh là gì?
Giới thiệu
Vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh là gì?
Gọi là vàng da tăng bilirubin tự do bệnh lý khi bilirubin tự do máu trên 13mg/dL hay ≥ 220mmol/dL. Tỷ lệ vàng da tăng bilirubin tự do khá cao, 5 – 25% trẻ sơ sinh phải vào viện. Mức độ vàng da tùy thuộc vào lượng tăng bilirubin trong máu.
Phân vùng vàng da tăng bilirubin của Kramer (1969)
1. Vùng 1
- Vị trí: Mặt – cổ
- Nồng độ Bilirubin GT: 100mmol/l
2. Vùng 2
- Vị trí: 1/2 thân trên rốn + vùng 1
- Nồng độ: 150mmol/l
3. Vùng 3
- Vị trí: 1/2 thân dưới rốn + vùng 1 + vùng 2
- Nồng độ: 200mmol/l
4. Vùng 4
- Vị trí: Cánh tay, chân (trên mắt cá) + vùng 1 + vùng 2+ vùng 3
- Nồng độ: 250mmol/l
5. Vùng 5
- Vị trí: Bàn tay, bàn chân và các vùng trên
- Nồng độ: >250mmol/l
Các tìm kiếm khác về chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Chẩn đoán và xử trí sốc giảm thể tích tuần hoàn
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng phù não ở trẻ em
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
- Chẩn đoán và xử trí sốc. Các xét nghiệm cần cho bệnh nhân khi bị sốc
Chẩn đoán
1. Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin tự do chưa rõ nguyên nhân
Chẩn đoán lâm sàng
- Trẻ có tiền sử sản khoa bất thường hay có bệnh lý kèm theo. Tiền sử sản khoa bất thường gồm: ngạt, mẹ dùng thuốc kích thích.
- Vàng da sáng, đã lan quá vùng 3.
- Có thể phân có nước.
- Có thể có triệu chứng tổn thương não sớm như li bì, bú kém. Hay các triệu chứng của vàng da nhân não như li bì, có cơ co cứng.
Xét nghiệm
- Bilirubin máu tăng trên mức sinh lý (≥13mg/dl).
- Không có bất đồng nhóm máu, mẹ con, hệ ABO hoặc Rh
2. Vàng da tăng bilirubin tự do do bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ ABO
Chẩn đoán lâm sàng
- Có tính chất gia đình
- Vàng da có thể xuất hiện sớm sau đẻ trong 24 giờ – 48 giờ đầu.
- Vàng da quá vùng 3, tăng nhanh, tăng chậm.
- Có thể có dấu hiệu của tổn thương não (nếu bilirubin máu tăng quá cao).
- Có thể có dấu hiệu thiếu máu. Gồm các biểu hiện như niêm mạc nhợt, gan lách to – nếu có huyết tán.
Xét nghiệm
- Bilirubin máu tăng cao .
- Hồng cầu lưới > 6%; Hb giảm
- Nhóm máu mẹ “O” Bh (+); con “A” hay “B” Rh (+)
- Test Coombs TT (+) (nếu test được thực hiện sớm sau đẻ).
- Tìm thấy kháng thể miễn dịch kháng “A” hay “B” trong máu con.
3. Vàng da tăng bilirubin tự do do bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ Rh
Tiền sử: có tính chất gia đình
Chẩn đoán lâm sàng
- Vàng da xuất hiện rất sớm, tăng nhanh sau sinh (24 giờ đầu)
- Dấu hiệu thiếu máu rõ (niêm mạc nhợt, gan lách to)
- Thường có biểu hiện của tổn thương não (vàng nhân não)
Xét nghiệm
- Bilirubin máu tăng cao.
- bất đồng Rh: mẹ Rh (-); con Rh (+)
- Hb giảm, hồng cầu lưới tăng cao
- Test Coombs TT (++++)
Điều trị đặc hiệu
Chỉ định chiếu đèn và thay máu
1. Trẻ đủ tháng, khỏe (tuổi thai > 37 tuần; P> 2500g)
Tuổi (giờ)
|
Bilirubin toàn phần mg/dl, mmol/l | |||
Theo dõi sát để chiếu đèn | Chiếu đèn | Tháy máu nếu chiếu đèn thất bại |
Thay máu + chiếu đèn tích cực
|
|
≤ 24 | ||||
25 – 48 | ≥ 12 (204) | ≥ 15 (260) | ≥ 20 (340) | ≥ 25 (430) |
49 – 72 | ≥ 15 (260) | ≥ 18 (310) | ≥ 25 (430) | ≥ 30 (510) |
> 72 | ≥ 17 (290) | ≥ 20 (340) | ≥ 25 (430) | ≥ (510) |
Chú ý: Trẻ có bất đồng ABO, nhưng đẻ thường, khỏe mạnh, không có dấu hiệu huyết tán.
- Vàng da sớm sau 24 giờ đẻ
- Hb ≤ 13g/dl
- Hồng cầu lưới > 6%
- Coombs TT (+)
Các tình trạng trên có thể áp dụng phác đồ trên, nhưng cần theo dõi sát mức độ tăng vàng da – vàng da tăng bilirubin tự do.
Thử chiếu đèn nếu trẻ nhập viện đã có nồng độ bilirubin máu ở ngưỡng thay máu nhưng chưa được chiếu đèn. Kiểm tra lại bilirubin sau 6 giờ chiếu đèn, nếu tăng bilirubin trong máu vẫn cao trên mức nhập viện thì đăng ký thay máu.
Đăng ký thay máu nếu trẻ đã có triệu chứng li bì, bú kém hay bỏ bú, tăng trương lực cơ, thở không đều hay từng cơ thở ngắn.
2. Trẻ đẻ non
Cân nặng (g)
|
Bilirubin toàn phần mg/dl (mmol/l) | |
Chiếu đèn | Thay máu | |
< 1500 | 5 – 8 (85 140) | 13 – 16 (220 – 275) |
1500 – 1999 | 8 – 12 (140 – 200) | 16 – 18 (275 – 300) |
2000 – 2400 | 11 – 18 (190 – 240) | 18 – 20 (300 – 340) |
Hay chỉ định chỉ thay máu dựa vào nồng độ bilirubin và tỷ lệ bilirubin/alumin.
Cân nặng (g) | < 1200 | 1250-1499 | 1500-1999 | 2000-2499 | >2500 | |
Trẻ khỏe
|
Bilirubin (mg/dl) | 13 | 15 | 17 | 18 | 25-29 |
Bilirubin/albumin | 5.2 | 6.0 | 6.8 | 7.2 | 8.0 | |
Trẻ bệnh
|
Bilirubin (mg/dl) | 10 | 13 | 15 | 17 | 18 |
Bilirubin/albumin | 4.0 | 5.2 | 6.0 | 6.8 | 7.2 |
3. Bất đồng ABO có huyết tán
Can thiệp | Bilirubin toàn phần mg/dl (mmol/l) |
Chiếu đèn | ≥ 15 – 17 (255 – 289) |
Thay máu | 20 (340) |
4. Vàng da tăng bilirubin tự do huyết tán do bất đồng Rh
- Thay máu ngay sau đẻ
- Bilirubin máu cuống rốn ≥ 5mg/dl (85mmol/l)
- HB máu cuống rốn ≤ 10g/dl
- Tăng hiệu giá KT, Coombs CT máu mẹ (+); Coombs TT máu con (+)
- Thay máu sau sinh
Tuổi (giờ) Bilirubin toàn phần mg/dl (mmol/l) ≤ 24 ≥ 10 (170) 25 – 48 ≥ 15 (225) > 48 ≥ 20 (340) - Có chỉ định thay máu ngay nếu tốc độ tăng bilirubin trong máu ≥ 0.5mg/dl/giờ
- Chỉ định chiếu đèn tích cực khi bilirubin dưới ngưỡng thay máu là 5mg/dl
Lời khuyên
Tình trạng vàng da tăng bilirubin tự do kéo dài có thể gây tổn thương đến các tế bào trong cơ thể và để lại các di chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị vàng da tăng bilirubin tự do cần có sự tự vấn thực hiện và được theo dõi bởi những người có chuyên môn. Việc này sẽ giảm được các biến chứng của bệnh đối với sức khỏe về sau và hạn chế các nguy cơ tổn thương các tế bào của cơ thể.
Theo dõi ngay danh sách các chuyên gia y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam trên Medplus.vn và theo dõi những cập nhật mới nhất về thông tin chi tiết của các chuyên gia và cơ sở y tế đang hoạt động nhé!