Viêm màng não mủ sơ sinh là gì? Cần làm gì để chẩn đoán bệnh? Các loại xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh? Viêm màng não mủ ở trẻ điều trị bằng kháng sinh nào?
Giới thiệu
Trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ:
Viêm màng não mủ SS là bệnh nhiễm trùng ở màng não do vi khuẩn sinh mủ gây ra. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.
Các tìm kiếm khác về chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng phù não ở trẻ em
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
- Chẩn đoán và điều trị sơ sinh non tháng
Chẩn đoán
(Chẩn đoán viêm màng não mủ sơ sinh dựa vào các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm dịch não tủy).
1. Chẩn đoán lâm sàng
- Có biểu hiện nhiễm trùng
- Có các triệu chứng thần kinh:
- Li bì hoặc kích thích
- Co giật
- Trương lực cơ căng hoặc giảm
- Liệt
- Thóp phồng hoặc căng.
- Cổ cứng
Lưu ý: Trường hợp thóp phồng hoặc căng, phụ huynh cần theo dõi thóp của trẻ sơ sinh khi trẻ đang ở trạng thái bình thường. Bởi vì khi khóc, thóp của trẻ cũng sẽ nhô lên.
2. Xét nghiệm
- Nước não tủy
- Màu sắc: đục ở nhiều mức độ
- Protein: ≥ 170mg/100.
- Đường: < ½ đường máu thử cùng lúc
- Tế bào: ≥ 40CB/mm³
- Cấy dịch não tủy tìm vi khuẩn
- Xét nghiệm khác cần làm để chẩn đoán viêm màng não mủ sơ sinh
- Máu ngoại biên: CTM*
- Cấy máu
- Đường máu
- Siêu âm não qua thóp để phân biệt với xuất huyết nội sọ, biến chứng ứ nước não thất.
(*)CTM là xét nghiệm cho phép xác định số lượng các tế bào máu và các thành phần liên quan của máu ngoại vi. Thông qua CTM, ta có thể biết:
- Số lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Hàm lượng huyết sắc tố (một loại protein nằm trong hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy tới mô).
- Hematocrit: Tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần, phản ánh tình trạng thiếu máu hoặc cô đặc máu.
Điều trị
1. Dùng kháng sinh điều trị viêm màng não mủ sơ sinh
- Phối hợp hai kháng sinh
- Ampicillin: 100mg/kg/24 giờ
- Gentamicin: 5mg/kg/24 giờ
- 48 giờ sau chọc dò tủy sống lần 2:
(Chọc dò tủy sống cũng được gọi là lấy dịch tủy sống (spinal tap). Thủ thuật này gồm việc chọc một kim nhỏ vào dưới lưng để lấy chất dịch bao bọc tủy sống và não bộ. Chất này được gọi là dịch não tủy hoặc CSF (cerebral spinal fluid). Cấy kim được chọc đúng cách vào túi dịch bên dưới cột tủy sống. Phần lưng dưới thường được xem là nơi an toàn nhất để lấy chất dịch này để gửi đi kiểm tra trong phòng thí nghiệm.)
-
- Trường hợp dịch não tủy tốt hơn, lâm sàng tốt hơn thì tiếp tục sử dụng kháng sinh đã dùng.
- Trường hợp dịch não tủy tiến triển xấu, các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, cần thay đổi kháng sinh như bên dưới.
Thay đổi kháng sinh:
Rocephin (80mg/kg/24 giờ) với amikaxin (15mg/kg/24 giờ)
- Khi có kết quả kháng sinh đồ: duy trì điều trị viêm màng não mủ sơ sinh theo kháng sinh đồ.
- Thời gian điều trị với kháng sinh này: 21 ngày
- Số lần kiểm tra nước não tủy nên hạn chế thấp nhất.
2. Điều trị hỗ trợ
- Hỗ trợ hô hấp
- Nuôi dưỡng đầy đủ
- Chống co giật
3. Theo dõi và khám lại
- Theo dõi vòng đầu, vòng ngực hàng ngày của trẻ.
- Đưa trẻ đi khám lại ba tháng một lần để phát hiện di chứng thần kinh kịp thời.
Lời khuyên
Viêm màng não mủ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, đặc biệt là viêm màng não mủ sơ sinh.
Vì vậy, cần khám định kỳ để phát hiện các di chứng thần kinh và có hướng điều trị kịp thời. Việc chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị viêm màng não mủ cần có lời khuyên và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế – bác sĩ để đảm bảo tối thiểu các di chứng và sự phát triển về sau của trẻ.
Tham khảo danh sách các chuyên gia y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam trên Medplus.vn.