Từ lâu, dân ta đã biết trồng lúa nên gạo trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Một trong những món ăn nổi tiếng được nấu từ gạo là cháo lòng. Bạn có thể ăn nó một cách thoải mái. Bởi nó bổ dưỡng, dễ ăn và ngon miệng. Vào những ngày trời se lạnh hay những khi bị ốm, húp một tô cháo nóng bạn sẽ toát mồ hôi và khỏe hơn. Vì vậy Medplus gửi bạn bài Cháo lòng HÀNH TRÌNH HẠT GẠO CHINH PHỤC ĐẠI CHÚNG.
Cháo lòng HÀNH TRÌNH HẠT GẠO CHINH PHỤC ĐẠI CHÚNG
1. Cháo lòng và những điều cần biết
Tên gọi
Theo cách phân đôi từ ghép này, ta được hai từ đều có nghĩa: cháo và lòng. Cháo có cách nấu giống cơm nhưng nhừ và nhão hơn. Nước dùng của nó tạo nên từ xương, thịt, nội tạng và các gia vị khác. Lòng dùng để chỉ nội tạng heo như gan, cật, lá lách, ruột, tim và dạ dày. Như vậy người ta đặt tên món theo nguyên liệu chính. Kết cấu này cho thấy vị ngọt của động vật và thực vật hòa quyện với nhau.
Tính vùng
Tùy nơi, cháo có thêm huyết luộc. Món này mang hương vị bình dân nên được ưa chuộng trên toàn quốc. Món cháo miền Nam khá sánh. Nó thường được nấu bằng gạo tấm. Khi ăn họ cho giá sống vào tô nhờ sức nóng của cháo làm chín nó. Sau đó họ mới thêm lòng, phèo, tim, gan lên, rắc vài sợi gừng tươi và ít hành lá thái nhỏ. Món cháo miền Trung thường loãng hơn. Nó thường được nấu bằng gạo tẻ rang vàng. Và người ta không ăn cháo với giá. Miền Bắc khác hơn, có những vùng chỉ nấu cháo huyết, lòng luộc dành chấm mắm tôm.
Giá trị
Ở các nước châu Á cổ xưa, đa phần phát triển nông nghiệp nên hạt gạo được coi trọng. Bữa cơm phải có gạo, rau thịt khác chỉ mang tính kèm theo. Món cháo cũng xuất phát từ gạo. Trong “Tam Tạng kinh điển” (Vinaya Pitaka) Đức Phật dạy món ăn này có 5 lợi ích: dễ tiêu, giảm đói, giảm chứng đầy hơi, làm dịu cơn khát, giảm chứng táo bón. Với người châu Á cháo dành để ăn khi mất mùa, chiến tranh, thiếu hụt lương thực. Ở miền Nam Ấn Độ nó được ăn để tưởng niệm những người chết đói. Mỗi nước đều có cách nấu cháo khác nhau nhưng đa phần đều nấu cháo nhừ, thêm nước dùng và nêm gia vị.
Nếu bạn lớn lên ở các nước châu Á gần Trung Quốc, bạn ít nhiều có suy nghĩ tương đồng họ. Người Hoa rất tin tâm linh, họ tin cây lúa như tặng phẩm của Trời Đất, Thánh Thần. Ấy vậy lúa gạo, cơm trắng, cháo trắng có thể trừ tà. Khi nấu cháo bạn phải khuấy đều theo kim đồng hồ để xua đuổi vận xui. Người ta thường ăn cháo vào buổi sáng để sưởi ấm, kích thích tiêu hóa, tiết kiệm thời gian. Người ta cũng hay cúng cháo trắng vào ngày rằm để xá tội vong nhân.
2. Cách nấu cháo lòng ngon
Thành phần
- 1 cái dạ dày heo
- 500 g xương heo
- 1 lưỡi heo
- 1 trái tim heo
- 200 g ruột heo
- 100 g gan heo
- 200 g huyết heo đã hãm
- 2 chén gạo
- 3 lít nước
- 3 muỗng canh nước mắm
- Hạt tiêu, hành lá, muối, đường, bột nêm
- Vôi, hành lá, lá bạc hà, ớt băm, giá đỗ
- hành phi
Cách nấu
Sơ chế
- Làm sạch xương heo, chặt thành khúc ngắn.
- Rửa dạ dày heo qua 3 lần nước giấm muối. Đun sôi nước chế vào bao tử, trét vôi ăn trầu vào nhồi và cạo cho sạch nhớt. Bạn nhớ lộn dạ dày và làm sạch cả trong lẫn ngoài. Sau đó rửa sạch qua 3 lần nước, để ráo.
- Ngâm lưỡi heo vào nước sôi, đeo bao tay, rắc lên lưỡi heo một ít muối hột, chà xát, dùng dao cạo sạch lớp bẩn. Rửa lại 2 – 3 lần nước, để ráo.
- Làm sạch tim và gan trong nước muối loãng và rửa sạch.
- Làm sạch ruột heo bằng giấm, muối cho đến khi hết mùi hôi. Lộn ngược ruột lại rửa sạch chất dơ bên trong.
- Đun sôi một cái nồi nước riêng luộc dạ dày. Luộc khoảng 50 phút hoặc lấy đũa soi lủng thì được. Vớt ra, để nguội, thái nhỏ vừa ăn.
- Vẫn nồi đó, luộc chín lưỡi heo. Vớt ra, để nguội và thái nhỏ vừa ăn.
- Luộc chín huyết heo trong một cái nồi riêng và sau đó cắt thành khối vuông nhỏ.
Nước dùng
Bước 1: Đổ 3 lít nước vào nồi để ninh xương heo trong 1 giờ. Thỉnh thoảng sử dụng vá vớt bọt bẩn trên mặt nước dùng để nó trong và không hôi.
Bước 2: Vo sạch gạo (trong 2 – 3 lần nước) rồi cho vào nồi. Trong quá trình nấu nhớ khuấy đều, để cháo không bị dính đáy nồi và khét. Cháo càng mềm càng ngon. Nêm nước mắm, tí muối và bột nêm.
Bước 3: Luộc tim và gan trong 2 lít nước nóng có một chút muối.
Bước 4: Lọc nước ninh xương, nước luộc tim và gan heo cho kĩ. Sau đó đổ tất cả vào nồi cháo. Nêm nếm theo khẩu vị của gia đình. Tuy nhiên bạn nêm làm sao cho cân bằng vị ngọt và vị mặn là chuẩn.
Làm dồi
Cho thịt lợn, mỡ lợn, hành lá, lá bạc hà vào cối xay nhuyễn; thêm tí muối, mắm tôm, bột nêm trộn đều. Rửa sạch tay, lấy cái phễu cho vào ruột heo, múc từng muỗng nhân dồi vào ruột. Lấy vật nhọn đâm vài lỗ lên thân dồi để khi gặp nhiệt nó không bị vỡ. Mang nó đi chiên vàng. Chờ nó nguội và cắt khoanh nhỏ.
Trang trí
- Cắt lát mỏng tất cả nội tạng lợn, bày ra đĩa.
- Múc cháo vào bát. Xếp nội tạng heo, rắc hành lá, tiêu, hành phi lên trên cùng.
- Bày vài miếng chanh, ớt băm và giá đỗ trên một cái đĩa.
Món này ăn nóng mới ngon. Bạn có thể ăn với nước mắm sống nếu muốn mùi vị đậm đà hơn.
Lưu ý
- Bạn nên chọn gan heo có ánh bạc và tim heo cầm nặng tay. Vì đây là gan và tim ngon.
- Rửa sạch nội tạng heo, nếu không mùi hôi của chúng sẽ làm hỏng nồi cháo.
- Luộc gan trong 5 phút rồi vớt ra, để nguội. Luộc lâu gan khô cứng ăn không ngon.
- Luộc huyết trong nước ấm với lửa nhỏ, để huyết không bị rỗ.
- Luộc tim và lưỡi trong khoảng 25 phút thì vớt ra.
- Bạn có thể rang vàng gạo để khi nấu hạt gạo không bị nát. Nước dùng cũng có màu hơi ngả vàng.
- Nước cháo ngọt thanh, thơm thì đạt yêu cầu.
3. Kết luận
Người Việt thường ăn cháo lòng nấu từ gạo nếp thơm hạt dài và nội tạng heo. Cách phối hợp đó cho thấy ta tin ngũ hành có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy các nguyên liệu của món cháo khi phối hợp với nhau tạo nên một kết cấu hài hòa. Gan (mộc), tim (hỏa), lá lách, dạ dày (thổ), phổi (kim) và thận (thủy). Gừng, tiêu, ớt, chanh mang tính âm. Hành lá mang tính dương. Gạo nếp thuộc âm. Gạo tẻ thuộc dương. Ăn gì bổ nấy, tính gì bổ tính nấy. Chúng hòa quyện với nhau để tạo tính triết lý dân gian. Bạn có thể đọc thêm về Kinh Dịch và thuyết âm dương ngũ hành trong ẩm thực Việt Nam để hiểu thêm.
Medplus hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ yêu thích món ăn quê nhà hơn. Chúng tôi chúc bạn nấu cháo lòng vị Bắc thành công và ăn ngon miệng. Nếu bạn thấy thú vị hãy theo dõi chúng tôi để có thêm công thức nấu ăn ngon lành và hiểu thêm về tính sử của món ăn.
Xem thêm bài viết:
- Hủ tiếu Nam Vang NGON NHƯ NGOÀI HÀNG, CÀNG ĂN CÀNG NHỚ
- Bún mắm miền Tây DÂN DÃ, ĐẬM NGON, CHUẨN VỊ
- Phở bò miền Nam trong DÒNG CHẢY VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC
Nguồn: Tổng hợp