Người bị ung thư tuyến giáp (u tuyến giáp ác tính) nên kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thường nghĩ đến. Việc điều trị ung thư tuyến giáp có thể làm tổn hại đến cơ chế miễn dịch, khiến cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Vì vậy, để điều trị và phục hồi tốt, bạn cần lưu ý đến chế độ ăn cho người bị ung thư tuyến giáp.
Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo hormone và kiểm soát sự trao đổi chất. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ở tuyến giáp. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng cùng với các biện pháp chăm sóc y tế phù hợp là điều cần thiết để giúp hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát và phục hồi sau điều trị ung thư tuyến giáp.
Người bị ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Dù bạn cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp, việc điều trị bằng iốt phóng xạ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo tuân thủ chế độ ăn ít iốt trong 14 ngày trước khi điều trị. Khi tiêu thụ ít hơn 50mg iốt mỗi ngày, các tế bào ở tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) sẽ trở nên “đói” iốt. Vì vậy, khi điều trị bằng iốt phóng xạ, các tế bào này sẽ bị phá hủy nhanh hơn. Nếu cần hạn chế tiêu thụ iốt, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm sau:
- Muối iốt
- Thực phẩm chế biến sẵn
- Thực phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, kem và bơ
- Bánh mì đóng gói và bánh nướng
- Chocolate
- Cá, hải sản và các loại thực phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển và tảo
- Đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu nành và các loại đậu khác
- Lòng đỏ trứng
- Vỏ của các loại rau củ, đặc biệt là khoai tây
- Không uống nước có ga và bia, rượu, cà phê.
Một triệu chứng phổ biến thường gặp phải khi điều trị ung thư tuyến giáp là chứng khó nuốt. Chứng khó nuốt có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn mà bệnh nhân ăn, dẫn đến giảm cân. Do đó, bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm cứng, khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên…
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Dưới đây là một số thói quen ăn uống tốt mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần lưu ý:
- Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh.
- Không ăn các loại thực phẩm có chứa iốt nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn ít iốt
- Hãy nghiền hoặc cắt nhỏ các món ăn nếu bạn đang gặp phải chứng khó nuốt
- Nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít, giúp bệnh nhân không còn tâm lý ngại ăn, tăng cường dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể
- Nấu chín thực phẩm để chúng mềm và dễ nuốt hơn
- Chọn thực phẩm giàu protein để tăng năng lượng cho cơ thể
- Thêm trái cây và rau xanh vào chế độ ăn bằng cách hấp hoặc nghiền rau để dễ nhai và nuốt.
Ngoài ra, những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đang điều trị bằng iốt phóng xạ nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Trái cây tươi và rau xanh
- Protein động vật, khoảng 200 gram mỗi ngày
- Các loại hạt không ướp muối và bơ
- Ngũ cốc
- Các loại thảo mộc, gia vị và dầu thực vật
- Mứt, thạch, mật ong, siro
Hãy nhớ rằng dinh dưỡng là một điều rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Nếu vẫn còn chưa nắm rõ về việc bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có một kế hoạch ăn uống tốt và phù hợp nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: The Low Iodine Diet for Thyroid Cancer Diagnosis
Do thyroid cancer patients need a low-iodine diet?
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: