Vì sao cần có chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5?
Ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển nhanh chóng về thể chất. Và mẹ không còn bị các cơn ốm nghén làm khó chịu, rất dễ dẫn đến việc ăn uống không phanh. Điều này có thể khiến mẹ tăng cân không kiểm soát, nhưng lại không mang lại bất kỳ dưỡng chất nào cho con. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 rất quan trọng và cần thiết.
Nhu cầu dinh dưỡng mẹ cần trong tháng thứ 5 gấp 2-3 lần bình thường. Mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300-400 calo mỗi ngày so với bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 đạt chuẩn
Bổ sung protein
Protein giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, nuôi cơ thể đang phát triển của bé và cung cấp các axit amin. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Các thực phẩm giàu đạm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…

Bổ sung canxi
Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong trong giai đoạn này. Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.
Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé bị còi khi còn trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Các thực phẩm giàu canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
Bổ sung chất sắt
Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Giúp hình thành các tế bào máu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của mẹ và bé. Bổ sung đủ sắt vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu thông qua các thực phẩm như: trứng, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…
Bổ sung DHA
DHA là một trong ba loại Omega 3, phụ trách tăng cường các hoạt động trí não cho bé. DHA ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh và tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh có độ nhạy, giúp truyền tin nhanh và chính xác hơn. Bổ sung DHA vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 sẽ giúp con thông minh hơn.
DHA có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, các loại rau lá xanh, quả óc chó, các loại quả hạch và trứng.
Bổ sung kẽm
Kẽm là dưỡng chất cần thiết để cơ thể sản xuất, sửa chữa, hoàn thiện chức năng ADN. Đặc biệt là sự phát triển tế bào trong thai kỳ. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung từ 11 – 13mg kẽm.
Mẹ bầu thiếu kẽm có thể dẫn đến sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân và các vấn đề khác khi chuyển dạ và sinh nở. Ngũ cốc nguyên cám, tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt. Các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm cho mẹ bầu.
Bổ sung vitamin A
Bà bầu thiếu vitamin A dẫn đến tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới thị giác, gây khô mắt. Nhu cầu vitamin A cho phụ nữ mang thai là 600mcg/ngày.
Nguồn cung cấp vitamin A từ các thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, gan. Ngoài ra, các loại rau xanh, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ cũng chứa hàm lượng lớn vitamin A. Chế độ ăn cho bà bầu nếu đa dạng, dinh dưỡng tốt không cần bổ sung thêm vitamin A.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đúng lượng vitamin A cần thiết vào dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5. Tránh bổ sung nhiều có thể gây dị dạng thai nhi.

Bổ sung vitamin D
Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D. Điều này nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nguyên tắc phơi nắng an toàn. Mẹ nên phơi nắng trước 7 giờ sáng và sau 4 giờ chiều là đủ. Bổ sung khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày sẽ giúp mẹ hấp thụ canxi tốt hơn.
Một số thực phẩm có thể giúp bổ sung vitamin D vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 như: Sữa tăng cường vitamin D, ngũ cốc, cá ngừ, cá thu, cá hồi, trứng, các loại nấm,..
Bổ sung vitamin nhóm B
Vitamin B1
Vitamin B1 giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Thiếu Vitamin B1 có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bé. Vitamin B1 được cung cấp từ các loại ngũ cốc, mầm lúa mỳ và trứng.
Vitamin B6
Vitamin B6 có tác dụng quan trọng, giúp làm giảm những căng thẳng mệt mỏi. Đặc biệt khi những cơn ốm nghén lên đến đỉnh điểm ở giai đoạn 3 tháng đầu. Không chỉ vậy vitamin B6 còn giúp thai nhi tạo ra các tế bào mới.
Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung hàm lượng vitamin B6 vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 35 ở mức 1,9mg/ngày. Việc sử dụng quá nhiều vitamin B6 trong thai kỳ có thể dẫn đến tay, chân và hệ thần kinh của thai nhi phát triển không bình thường.

Những nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Không ăn quá nhiều thực phẩm ngọt
Mẹ bầu có xu hướng thèm ngọt khi mang thai. Nhưng theo các chuyên gia, mẹ bầu nên hạn chế ăn ngọt khi, đặc biệt là các thực phẩm có chất tạo ngọt. Bởi ăn ngọt quá nhiều mẹ rất dễ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa
Các thực phẩm khó tiêu sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu hơn khi ăn. Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa. Ăn tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa ít béo, ít đường vào các buổi sáng tối, hoặc ác chế phẩm từ sữa. Nên tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo trong dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 để hạn chế tình trạng nghén. Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
Các thực phẩm tái sống, chưa chín
Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống… Bởi những thực phẩm này rất dễ nhiễm các vi khuẩn khi chưa được nấu chín. Mẹ bầu có khả năng bị ngộ độc khi ăn chúng. Trường hợp xấu nhất rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
Uống nước trong bữa ăn
Mẹ bầu rất hay mắc phải sai lầm này. Lời khuyên là mẹ nên uống nước trước khi ăn giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Tránh uống nước trong khi ăn, bởi nó gây cảm giác chán ăn, mẹ không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho bé cưng.
Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, súp trong các bữa ăn.
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5
Ăn uống không khoa học
Khi mang thai, bà bầu bất giác rất thèm ăn một thứ gì đó, có thể là đồ ngọt. Đây là cảm giác phổ biến ở mẹ bầu, cũng có trường hợp là cực kỳ không thích một loại thực phẩm nào đó.
Thông thường thèm ăn là cách cơ thể báo hiệu rằng nó đang cần cung cấp một chất dinh dưỡng cụ thể. Có thể là protein hay bất kỳ một dưỡng chất nào. Những lúc thế này mẹ nên cung cấp vào cơ thể dưỡng thực phẩm dinh dưỡng thay vì những món ăn vặt không an toàn.
Mang thai là ăn cho 2 người
Mọi người thường cho rằng mang thai là ăn cho 2 người. Tuy nhiên, đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu cần cung cấp gấp đôi lượng calo của mình. Trong 3 tháng đầu này mẹ chỉ cần cung cấp đúng nhu cầu cơ bản như trước khi mang thai. Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên tăng thêm khoảng 200 calo vào chế độ dinh dưỡng. Ở tam cá nguyệt thứ 3 nên bổ sung thêm khoảng 300 calo, thời điểm này bé cần nguồn dưỡng chất tối đa để chuẩn bị chào đời. Đồng thời có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện nhất.
Không uống đồ uống có cồn, chất kích thích
Rượu là đồ uống cầm kỵ trong thai kỳ bởi có thể gây ra hội chứng rượu bào thai vô cùng nguy hiểm.
Trà đặc và cà phê có chứa caffeine không có lợi cho sự phát triển của em bé. Đối với trà bà bầu chỉ nên uống 1 ly nhỏ mỗi ngày nhưng tốt nhất là không nên uống ở giai đoạn trong thai mẹ. Đồ uống có ga có chứa caffeine, đường và calo không lành mạnh. Vì vậy bà bầu hãy thay đồ uống này bằng các loại nước ép trái cây tươi hoặc nước cam, chanh rất tốt cho cơ thể.
Các loại trái cây bà bầu không nên ăn trong tháng thứ 5
Đu đủ xanh
Đu đủ là một loại trái cây có bỗ dưỡng. Tuy nhiên, trong đu đủ xanh có chứa Bromelain, chất này có tác dụng làm mềm cổ tử cung. Dùng đu đủ xanh trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 có thể dẫn đến sảy thai. Nếu mẹ thực sự thích ăn đu đủ, mẹ có thể dùng đu đủ chín, bởi nó là một loại trái cây cực kỳ tốt cho bà bầu.
Thơm (dứa)
Dứa là một loại trái cây có tính nóng, mẹ bầu ăn dứa rất dễ dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, nó còn chứa chất Bromelanin có tác dụng làm mềm cổ tử cung, cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, ở tháng thứ 8,9 của thai kỳ, mẹ có thể uống nước ép dứa để giúp chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Chỉ nên uống 2-3 lần/tuần thôi nhé.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5
Mẫu thực đơn gợi ý 1
Bữa sáng 7h:
- Phở bò
- 1 ly sữa
Bữa phụ 9h30:
- Nước ép dâu
- Bánh quy bơ sữa
Bữa trưa 12h:
- Cơm trắng
- Rau bina xào thịt
- Cá hồi áp chảo
- Canh bí đỏ hầm sườn
- 1 quả táo tráng miệng
Bữa phụ 15h:
- 1 hũ sữa chua
- Trái cây sấy
Bữa tối 18h:
- Cơm gạo lứt
- Thịt bò xào cần tây
- Bông cải xanh hấp
- Canh rau mồng tơi thịt bằm
- 1 quả sapoche tráng miệng
Bữa phụ 20h:
- 1 ly sữa
- Salad trái cây

Mẫu thực đơn gợi ý 2
Bữa sáng 7h:
- Cháo cá chép
- 1 ly sữa
Bữa phụ 9h30:
- Sinh tố trái cây
Bữa trưa 12h:
- Cơm trắng
- Tôm rim
- Măng tây xào thịt
- Salad rau
- Canh bí đao nhồi thịt
- Vài lát dưa hấu tráng miệng
Bữa phụ 15h:
- 1 ly sữa hạt óc chó
- 1 quả kiwi
Bữa tối 18h:
- Cơm gạo lứt
- Sườn xào chua ngọt
- Giá đỗ xào thịt
- Rau bó xôi luộc
- Canh mướp với thịt
- 1 quả lê tráng miệng
Bữa phụ 20h:
- 1 ly sữa
- 1 lát sandwich
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu tiêu chuẩn
- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đạt yêu cần dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa đạt chuẩn
- Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa giúp mẹ khỏe con phát triển tốt
- Thực đơn hàng này cho bà bầu đủ dưỡng chất
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất đạt tiêu chuẩn
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 đạt tiêu chuẩn
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 đạt chuẩn
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4 đạt chuẩn
Nguồn: Tổng hợp