Xét nghiệm Anti-HBs là xét nghiệm kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Còn chỉ số Anti-HBs là nồng độ kháng thể chống lại kháng nguyên trên bề mặt gan. Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì cơ thể chúng ta được bảo vệ chống lại virus gây bệnh này. Do đó, trong điều trị dự phòng viêm gan B, định lượng kháng thể có ý nghĩa rất quan trọng. Nắm vững các mức độ về định lượng dựa trên chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về chỉ số Anti-HBs nhé.
1. Chỉ số Anti-HBs là gì?
Chỉ số Anti HBs là nồng độ kháng thể chống lại kháng nguyên trên bề mặt gan. Nó là một trong những thông số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán viêm gan B. Chỉ số Anti-HBs cho thấy mức độ hiện diện của kháng thể chống lại virus HBV. Từ đó, giúp cơ thể chúng ta miễn nhiễm với bệnh viêm gan B.
Chỉ số xét nghiệm Anti-Hbs có thể được tạo ra từ việc tiêm phòng viêm gan B. Thông thường, một người phải tiêm 3 mũi vắc-xin để hình thành nên kháng thể phòng bệnh và mỗi mũi cách nhau một tháng. Sau khi tiêm phòng, cần đi xét nghiệm Anti-Hbs lại một lần nữa. Để kiểm tra xem cơ thể đã hình thành được kháng thể đủ bảo vệ khỏi virus viêm gan B hay chưa.
2. Chỉ số Anti-HBs bình thường là bao nhiêu để bảo vệ khỏi virus viêm gan B?
Nồng độ kháng thể viêm gan B trên 10 mUI/ml tức là đã có kháng thể chống sự xâm nhập của virus. Tuy nhiên, để tránh lây nhiễm thì định lượng kháng thể phải đạt trên 100 IU/l. Vì vậy, kháng thể bền vững với virus là 1000 IU/l. Cụ thể:
- Nếu như định lượng Anti-HBs ở mức từ 0-10 UI/ml. Điều này có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể của virus rất thấp. Điều cần làm là chúng ta cần tiêm vắc-xin viêm gan B để tạo được kháng thể mạnh hơn.
- Nếu như định lượng Anti-HBs từ 10-100IU/ml thì có nghĩa là cơ thể đã có kháng thể. Tuy nhiên nó còn yếu chúng ta cần phải tiêm lại 1 mũi vắc- xin nhằm tăng cường kháng thể.
- Nếu như định lượng Anti-HBs lớn hơn 100-1000 UI/ml có nghĩa là kháng thể trong cơ thể rất lớn. Chúng ta có thể miễn nhiễm với virus và có thể chống lại việc mắc phải viêm gan B.
3. Ý nghĩa lâm sàng của Anti-HBs trong xét nghiệm viêm gan B?
Khi cơ thể phơi nhiễm với virus viêm gan B, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để sản xuất kháng thể gọi là Anti-HBs. Việc thực hiện xét nghiệm định tính và định lượng Anti-Hbs để có thể thấy được khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Ở một người bình thường, kháng thể của viêm gan B được hình thành. Kết quả xét nghiệm có thể có hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất: Có nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh viêm gan B cấp tính nhưng cơ thể được thải trừ virus ra khỏi cơ thể và hình thành được kháng thể. Ở những bệnh nhân này cơ thể hoàn toàn miễn nhiễm với virus và không lo lây nhiễm.
- Trường hợp thứ hai: Được tiêm đủ mũi vắc xin viêm gan B và cơ thể tạo được kháng thể. Tuy nhiên, có một số người kể cả tiêm đủ mũi vắc xin nhưng không thể hình thành được kháng thể.
Tuy nhiên để chắc chắn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiến hành xét nghiệm thêm. Để biết được nồng độ kháng thể chống virus viêm gan B trong máu có đủ ngưỡng bảo hộ không. Nếu chưa đủ ngưỡng bảo hộ, bạn cần được theo dõi thường xuyên. Vì lượng kháng thể có thể bị giảm xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau.
4. Cách để có kháng thể viêm gan B đạt mức an toàn giúp chống lại virus viêm gan B?
![[Chỉ số Anti-HBs] Nồng độ kháng thể của virus gây bệnh viêm gan B. 129 Tiêm vacxin ngăn ngừa bệnh viêm gan B](https://songkhoe.medplus.vn/wp-content/uploads/2020/11/tiem-vacxin-viem-gan-B-1.png)
Nếu muốn có kháng thể viêm gan B một cách an toàn thì cách duy nhất là tiêm Vacxin phòng bệnh viêm gan B. Sau khi tiêm mũi đầu tiên 21 ngày thì trong cơ thể bạn đã có kháng thể chống virus viêm gan B. Tuy nhiên, bạn phải tiêm nhắc lại thêm 2 mũi để có kháng thể viêm gan B đạt mức độ bảo hộ miễn dịch. Có nghĩa là để hiệu quả cao nhất bạn phải tiêm tổng cộng 3 mũi vacxin.
-Đối với người lớn: phác đồ tiêm phòng vacxin viêm gan B gồm có 3 mũi sau:
-
Mũi 1: tiêm lần đầu tiên.
-
Mũi 2: tiêm sau 1 tháng kể từ khi tiêm mũi 1.
-
Mũi 3: tiêm sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 2.
Ngoài ra để đảm bảo cơ thể luôn có nồng độ Anti-HBs ở mức bảo hộ thì phải tiêm thêm mũi 4 sau 1 năm kể từ khi tiêm mũi 3.
– Đối với trẻ sơ sinh: bé nên được tiêm chủng một mũi vacxin phòng bệnh viêm gan B sau 24 giờ kể từ khi sinh ra.
– Đối với trẻ em: phác đồ tiêm phòng vacxin viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sẽ được tiêm các mốc tháng 2, 3, 4 trong mũi 5 trong 1. Để có đủ định lượng Anti-HBs an toàn trong cơ thể.
5. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, lây qua các đường nào?
Nếu nồng độ Anti-HBs quá thấp khả năng chống lại virus viêm gan B yếu. Có nguy cơ cao mắc viêm gan B và đây là bệnh có tính lây nhiễm rất cao. Cũng giống như HIV, viêm gan B có tốc độ lây lan khá nhanh. Một số con đường lây nhiễm Viêm gan B:
- Truyền qua đường tình dục: Virus HBV có trong tinh dịch của nam giới hoặc trong dịch tiết âm đạo của nữ giới. Có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục.
- Truyền qua đường máu: Các sự cố y tế như truyền máu có chứa virus Viêm gan B, sử dụng các dụng cụ y tế không được vệ sinh, tiệt trùng, có chứa virus gây bệnh. Dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng. Các thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh và có chứa virus gây bệnh.
- Truyền từ mẹ sang con: Người mẹ mang virus viêm gan B có thể truyền nhiễm sang cho con.
![[Chỉ số Anti-HBs] Nồng độ kháng thể của virus gây bệnh viêm gan B. 130 Viêm gan B lây qua các đường](https://songkhoe.medplus.vn/wp-content/uploads/2020/11/viem-gan-b-lay-qua-duong-1.png)
6. Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả?
Để phòng ngừa bệnh viêm gan B, ngoài tiêm phòng vacxin ra thì bạn có thể:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ để chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
- Trước khi có ý định mang thai cả hai vợ chồng cần đi kiểm tra để xác định có bị nhiễm bệnh không.
- Thai phụ cũng cần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Băng kín các vết thương hở để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
- Không dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu, các vết thương hở nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
- Không xăm hình, làm răng…tại những cơ sở không uy tín, an toàn.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, kìm bấm móng.
- Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách phòng tránh viêm gan B để tránh bị lây nhiễm.
7. Kết luận.
Chỉ số Anti-HBs là nồng độ kháng thể chống lại kháng nguyên trên bề mặt gan. Chỉ số là một trong những thông số xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán viêm gan B. Để có thể biết được kháng thể trong cơ thể mạnh hay yếu chúng ta cần phải làm xét nghiệm Anti-HBs. Đối với những người mắc phải bệnh viêm gan B dù ở bất cứ giai đoạn nào người bệnh cũng nên tiến hành chữa trị bệnh sớm. Nên áp dụng các biện pháp chữa bệnh phù hợp, kịp thời để ngăn chặn được những biến chứng mà bệnh gây ra. Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.
Bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: