Tiền thân của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương là nhà thương Phú Cường xây dựng từ thời Pháp thuộc năm 1890. Đến nay bệnh viện đã được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I. Hãy cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu đôi nét về bệnh viện
Tiền thân của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là Nhà thương Phú Cường xây dựng từ thời Pháp thuộc vào năm 1890. Qua các giai đoạn lịch sử, bệnh viện được mang những tên khác nhau: Bệnh viện Phú Cường (từ năm 1890 đến 30/04/1975), Bệnh viện Thủ Dầu Một (1975), Bệnh viện đa khoa tỉnh Sông Bé (1976), Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương (từ năm 1997 đến nay).
Năm 1990 bệnh viện được dời về cơ sở mới tại số 05 đường Phạm Ngọc Thạch, thành phố Thủ Dầu Một. Từ đó, bệnh viện từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất ngày càng hoàn chỉnh, trang thiết bị ngày càng hiện đại.
Hiện nay bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương được xếp là bệnh viện đa khoa hạng I, với quy mô 1500 giường bệnh, là tuyến điều trị cao nhất của tỉnh, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận.
Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Từ khi được thành lập đến nay, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương được giao triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận; khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung cao, diện chính sách của tỉnh; giám định y khoa,…
- Là cơ sở đào tạo, thực hành chính cho sinh viên, học sinh trường cao đẳng y tế Bình Dương, một số trường đào tạo y dược trong tỉnh, các lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ của Học Viện Quân Y,…
- Nghiên cứu khoa học về y học và tổ chức thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ công tác khám chữa bệnh,…
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
Thời gian làm việc của bệnh viện
Nhằm phục tốt nhất cho quá trình thăm khàm và điều trị cho các bệnh nhân, bệnh viện Đa khoa Bình Dương làm việc với thời gian cụ thể như sau:
Từ thứ Hai – Thứ Bảy
- Sáng: 6h30 – 11h15
- Chiều: 12h45 – 16h15
Chủ Nhật bệnh viện thăm khám theo kiểu dịch vụ
Riêng đối với khoa cấp cứu hoạt động 24/24
Các chuyên khoa tại bệnh viện
- Khoa khám bệnh
- Khoa nội tổng quát
- Khoa ngoại tổng quát
- Khoa ngoại gây mê hồi sức
- Khoa chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
- Khoa xét nghiệm
- Khoa dược
- Khoa hồi sức cấp cứu
- Khoa y học cổ truyền
- Khoa nội soi tiêu hóa
- Khoa mắt
- Sản phụ khoa
- Khoa sơ sinh
- Khoa răng hàm mặt
Quy trình khám bệnh tại bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Bình Dương cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT với quy trình cơ bản như sau:
Khám có thẻ BHYT
Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón
Bước 2: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và giấy tờ tùy thân (đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến) để nhân viên y tế có thể làm thủ tục khám chữa bệnh. Đối với bệnh nhi, phụ huynh cần xuất trình giấy khai sinh và hộ khẩu (nếu có yêu cầu)
Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự
Bước 4: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
- Đóng chi phí chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có). Đồng thời nhận số thứ tự lãnh thuốc
- Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân thực hiện đóng dấu cận lâm sàng tại quầy thu phí để xác nhận
- Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
- Nhận kết quả cận lâm sàng
- Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa xem xét kết quả và tiến hành chẩn đoán bệnh lý.
Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
Bước 8: Đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc
Bước 9: Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khám không thẻ BHYT
Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón
Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự
Bước 3: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt
Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám (nếu có) từ bác sĩ
- Đóng chi phí và lãnh thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:
- Bệnh nhân đến quầy thu phí, đóng chi phí cận lâm sàng
- Đến phòng cận lâm sàng, kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của bác sĩ
- Nhận kết quả cận lâm sàng
- Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét kết quả và chẩn đoán bệnh lý.
Bước 6: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ
Bước 7: Đóng tiền và nhận thuốc tại quầy dược theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thông tin liên hệ
Liên hệ trực tiếp với bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
Địa chỉ: Số 5 Phạm Ngọc Thạch – Hiệp Thành – Thủ Dầu Một – Bình Dương
Số điện thoại: 0274 3822 920
Như vậy, songkhoe.medplus.vn đã chia sẽ một số thông tin chi tiết về Bệnh viện sẽ giúp bạn trong quá trình thăm khám và điều trị một cách tốt hơn. Để tìm hiểu thêm thông tin về các cơ sở y tế bạn có thể tham khảo tại đây.
Có một số bác sĩ loi dung chức vụ để làm tiền bệnh nhân. Mong bệnh viện có biên pháp để bao vê uy tín của bệnh viện.