Mẹ cần chuẩn bị gì khi sinh con để quá trình diễn ra thuận lợi và sinh nở dễ dàng nhất mà không quá đau đớn? Xem bài viết để có thêm thông tin hữu ích nhé!
4. Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái cho quá trình sinh thường
Các cơn đau có thể sẽ ngày càng nhiều hơn đối với mẹ sinh thường vào thời điểm nhập viện và khám thai. Tuy vậy, mẹ nên nhớ rằng, công cuộc chuyển dạ sẽ dễ dàng hơn nếu mình nắm vững các kiến thức sinh nở cũng như hợp tác thật tốt với y tá, bác sĩ và tự tin vào chính bản thân mình. Luôn tạo tâm lý cố gắng thoải mái và đừng quá sợ hãi. Đây là một hành trình hết sức tự nhiên. Mọi đau đớn rồi sẽ qua khi mẹ nhìn thấy bé yêu chào đời khỏe mạnh. Hãy nghĩ đến điều này như một động lực để mẹ được sinh đẻ thuận lợi hơn.

5. Thời điểm chờ sinh có thể nhanh chóng hoặc kéo dài, mẹ cần chuẩn bị gì lúc này?
Một thai phụ có thể sinh ngay sau thời điểm có dấu hiệu sinh xuất hiện vài tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể kéo dài đến hơn 20 tiếng. Đây thực sự là khoảng thời gian với nhiều khó chịu và đau đớn. Chính vì vậy, trong lúc này, mẹ bầu nên chuẩn bị thật tốt trước khi sinh con:
- Đi lại nhẹ nhàng.
- Có thể nhấp nước để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ăn nhẹ tại bệnh viện và chuẩn bị cho thời điểm đau đẻ thực sự.
- Tập hít thở để quá trình sinh thường diễn ra thuận lợi.
6. Mẹ nên tập hít thở để giảm thiểu các cơn đau khi cổ tử cung mở lớn
Mạ bầu cần tập hít thở để chuẩn bị khi sinh con. Các cơn đau sẽ nhiều hơn khi cổ tử cung mở rộng tầm 4 cm trở lên. Đây cũng là thời điểm thai phụ sẽ được đưa vào phòng sinh để theo dõi tim thai và cơn gò. Các y tá sẽ theo dõi một tiếng một lần về mức độ mở cũng như quá trình chuyển dạ của thai phụ. Vào thời điểm này, mẹ bầu cần hít thở như sau:

- Hít vào và thở ra từ từ bằng miệng.
- Điều chỉnh nhịp thở ngày càng nông hơn.
- Lâu lâu hít sâu một lần. Việc thở từ từ sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn khi tử cung co thắt nhiều và mạnh.
7. Hãy nói với bác sĩ để sử dụng dịch vụ đẻ không đau
Ngày nay, quá trình sinh đẻ của mẹ bầu sẽ bớt đau đớn hơn với các phương pháp đẻ không đau. Để chuẩn bị khi sinh con nhẹ nhàng hơn. Mẹ bầu nên tham khảo gói dịch vụ này trước thời điểm sinh để trao đổi với bác sĩ.
Trong khi sinh thường, nếu cổ tử cung mở chưa quá 6 cm và mẹ không có chống chỉ định gây tê thì sẽ được áp dụng cách đẻ không đau bằng phương pháp gây tê tủy sống. Ưu điểm của cách sinh không đau này là mẹ bầu sẽ giảm bớt đau đớn nhưng vẫn có cảm giác rặn đẻ. Sau sinh mẹ cũng ít mất sức hơn so với đau đẻ như bình thường.

8. Rặn sinh cho đúng cách
Mẹ nên biết rằng, quá trình rặn đẻ sẽ chỉ được thực hiện khi bác sĩ cho phép. Việc rặn đẻ sao cho đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian sinh nở, mẹ bầu ít bị mất sức cũng như an toàn hơn cho bé. Vì vây, mẹ cần chuẩn bị trước khi sinh con cách rặn đẻ và thở.
Do đó, mẹ cần chú ý rặn đẻ khi thời điểm cơn gò xuất hiện. Hãy hít vào và thở ra một nhịp để chuẩn bị cho việc rặn. Sau đó, hít một hơi dài, miệng ngậm kín, mắt hướng về phía bụng để rặn. Hết hơi này, tiếp hơi khác. Khi hết cơn gò, mẹ cần hít vào và thở ra 2 nhịp để cân bằng lại lực của cơ thể rồi chờ đến cơn gò tiếp theo.
Cứ thế cho đến khi em bé chui ra, hoàn thành việc sổ nhau thai là coi như quá trình sinh thường của mẹ đã hoàn thành tốt đẹp.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh nở ; Chuẩn bị gì khi sinh con? (1)
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật tin tức nhé!