Hoa cúc khô thường được sử dụng để pha trà có hương vị hấp dẫn đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy lựa chọn loại hoa cúc khô như thế nào và sử dụng sao để đạt hiệu quả cao. Hãy cùng Medplus tìm hiểu các thông tin qua bài đăng ngay dưới đây, bạn nhé!
Cúc hoa vàng
Tên tiếng việt: Cúc hoa vàng, Kim cúc, Dã cúc, Cam cúc, Khổ ý, Hoàng cúc, Bióoc kim (Tày)
Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.
Họ: Asteraceae
Phân bố:
- Từ xa xưa thời nhà Tống của Trung Hoa, hoa cúc khô đã được sử dụng làm trà phục vụ cho những tầng lớp quý tộc. Sau này trà hoa cúc được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Việt Nam…
- Ở nước ta cây được trồng rộng rãi khắn nơi và thường nở rộ vào mùa thu.
Bộ phận dùng:
Hoa thu hái vào đầu tháng 10 đến tháng 1-2 năm sau. Hoa hái về đem đồ rồi phơi 3-4 nắng đến khô. Nếu trời râm, phải sấy than hoặc lửa nhẹ.
Thành phần hóa học trong Cúc hoa vàng
- Trong thành phần của tinh dầu hoa có chứa hoạt chất đặc biệt là bisabolol (levomenol) – loại này mang theo rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe người dùng. Chất Bisabolol mang lại công dụng chống lại những kích ứng, chống viêm viêm nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các virus, vi khuẩn có hại.
- Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng, trong trà hoa cúc chứa dưỡng chất apigenin. Đây là một chất hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa các tế bào ung thư lan rộng, tăng cường tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc đặc trị ung thư.
Tính vị, công năng:
Kim Cúc có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh, phế, can và thận, có tác dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt. Theo Đông y, trong hoa cúc khô chữa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm.
Công dụng:
Được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu. Còn dùng để ướp chè hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài rửa đắp mụn nhọt.
1. Giảm đau bụng kinh
Trong thời kỳ đèn đỏ nếu dùng trà hoa cúc thì các cơ đau do co thắt cơ tử cung sẽ giảm nhẹ, từ đó làm dịu các chứng đau bụng kinh mệt mỏi ở phụ nữ.
2. Tốt cho gan
Trà kim cúc khi kết hợp với hoa kim ngân hay bồ công anh sẽ trở thành một bài thuốc giúp giải độc, nhuận, mát gan, làm giảm mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngáy do nóng trong, đặc biệt chữa được bệnh viêm gan cấp tính. Hoa cúc cũng kết hợp được với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn cùng làn da sáng mịn.
3. Trà hoa cúc trị mất ngủ, giảm huyết áp
Người mắc chứng mất ngủ kinh niên không nên bỏ qua loại trà này. Đây được mệnh danh là liều thuốc ngủ từ tự nhiên tốt nhất. Sử dụng một cốc trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ tự nhiên, sâu giấc và ngon hơn.
Đặc biệt hoa cúc khô có công dụng làm dịu bớt các căng thẳng ở hệ thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc, liền mạch tới sáng mà không bị trằn trọc.
4. Trị các bệnh về đường hô hấp
Nhờ vào tác dụng ngừa viêm nhiễm, hoa cúc khô được dùng như một loại thuốc thảo dược trị chứng cảm cúm thông thường, các bệnh hô hấp như: viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…
5. Cải thiện tiêu hóa
Từ xa xưa loại trà thảo dược từ hoa cúc khô đã được vua chúa sử dụng để cải thiện chứng viêm loét dạ dày. Hoa cúc khô còn có tác dụng kích thích cho hệ tiêu hóa; làm giảm ham muốn ăn và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa ví dụ như: chứng đau, viêm loét dạ dày, tiêu chảy; rối loạn chức năng thải độc của gan, túi mật, hay táo bón nhẹ.
6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hoa cúc khô loại dùng để pha trà trong thành phần có nhiều flavones. Đây là một lớp chất có tác dụng chống oxy hóa. Flavones có công dụng làm hạ huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh vê tim mạch cho người dùng.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chất chống oxy hóa chứa trong hoa cúc khô rất công hiệu trong điều trị chứng đau thắt ở ngực; đặc biệt là làm dịu những cơn đau ngực có nguyên nhân xuất phát từ bệnh động mạch vành.
Ngoài ra, nhờ công dụng làm giảm huyết áp, hoa cúc sẽ giúp ngăn ngừa các chứng chóng mặt, mất ngủ, mất tập trung, đau đầu,đau nửa đầu….
Bài thuốc có cúc hoa vàng:
- Chữa ho, sốt, cảm mạo: Bài thuốc Tang cúc ẩm: Kim Cúc 6g, lá dâu 6g, liên kiều 4g, bạc hà 4g, cam thảo 4 g, cát cánh 4g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa suy nhược thần kinh: (a). Cúc hoa vàng 12g, sài hồ 16g, chi tử, mạn kinh táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang. (b). Cúc hoa vàng, sài hồ, mỗi vị 12g, bạch truật, bạch thược, hương phụ, mỗi vị 8g; tiêu khương, bạch linh, viễn chí, mỗi vị 6g; cam thảo 3g. Sắc uống, ngày một thang.
- Chữa bệnh hysteria (triệu chứng: tinh thần uất ức, hay xúc động, ngực sườn đầy tức, đầy bụng ợ hơi, ăn kém, rêu lưỡi trắng): bông cúc 12g, đảng sâm 16g, chỉ xác, thanh bì, uất kim, hương phụ, đan sâm, táo nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang.
- Chữa cảm sốt: Bông cúc 5g, địa liền 5g, cúc tần 20g, lá tre 20g, bạc hà 30g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát cánh 20g dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 4-6g.
Lưu ý khi sử dụng hoa cúc khô
Để đạt hiệu quả cao, nên sử dụng trà hoa cúc trong các thời điểm sau:
– Nên uống sau các bữa ăn chính: Thói quen uống trà sau bữa ăn khoảng chừng 30 phút rất đúng dắn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Uống sau bữa tối giúp an thần, tạo cảm giác ngủ sâu, sảng khoái khi thức dậy.
– Không nên dùng trà khi bụng đói, chưa ăn gì, vì khi đó nếu uống trà sẽ tác động làm giảm nồng độ acid dạ dày xuống mức thấp, cản trở tiêu hóa và có thể gây hiện tượng“say trà” với các biểu hiện như, hoa mắt, tim đập loạn nhịp, cơ thể khó chịu…
Khi sử dụng đặc biệt chú ý những điều sau:
- Cẩn trọng với những người dễ bị dị ứng với phấn hoa, hay các bộ phận khác của hoa cúc.
- Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng hoa cúc khô
- Tránh uống trà kim cúc nếu đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin, heparin, clopidogrel, ticlopidine hay pentoxifylline…
Xin lưu ý:
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Nguồn tham khảo: