Bệnh cúm A H1N1 thường là sốt, ho, sổ mũi, và đau họng ở thể nhẹ. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ ổn định. Rửa tay, giữ vệ sinh và tiêm vắc-xin là cách giúp phòng ngừa dịch bệnh H1N1 bùng phát hiệu quả. Vậy cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Cúm A H1N1 là bệnh gì?
H1N1 là một loại chủng virus cúm A (virus cúm A gồm có chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9), virus này tạo ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách, sức khỏe người bạn xuống cấp rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
H1N1 lây truyền qua nhiều con đường, chủ yếu là qua đường hô hấp, qua đường nước bọt, dịch tiết từ mũi họng khi người bệnh H1N1 ho, hắt hơi, cũng có thể lây truyền qua hoạt động tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus.
Người nhiễm virus cúm A có thể truyền virus cho mọi người xung quanh trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi có triệu chứng mắc bệnh.
H1N1 tồn tại trong môi trường lâu, ở điều kiện bình thường có thể sống từ 24 – 28 tiếng, ở môi trường nước sống tới 4 ngày trong nhiệt độ phòng, 30 ngày với nhiệt độ 0 độ C; có khả năng nhanh, mạnh, nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, ở các khu vực tập trung đông người như trường học, chợ… Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng chống cúm A/H1N1.
Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A H1N1 là gì?
Bạn sẽ mắc bệnh nếu bị lây nhiễm virus cúm A (H1N1) từ người mang virus này. Con đường lây lan cũng tương tự như bệnh cúm thông thường là qua các giọt bắn hô hấp truyền trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Bạn cũng có thể nhiễm virus này khi chạm tay, tiếp xúc vào các bề mặt dính virus sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Việc dùng chung vật dụng cá nhân như ly uống nước, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm virus này.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A H1N1 là gì?
Dấu hiệu cúm và các triệu chứng cũng giống như các chủng cúm khác, bao gồm:
- Sốt đột ngột, thường là trên 38 độ hoặc cao hơn
- Ho (thường ho khan)
- Viêm họng
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Chảy nước, mắt đỏ
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và ói mửa
Hầu hết mọi người thường bị cúm nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng hơn và có nhiều biến chứng như:
- Khó thở
- Viêm phổi
- Rối loạn tri giác
- Tử vong
Làm thế nào nếu bị virus cúm A H1N1?
- Khi xác nhận nhiễm virus cúm A H1N1, người bệnh cần nghỉ ngơi ở nhà để tránh lây nhiễm virus cho cộng đồng.
- Chuẩn bị thuốc hạ sốt, dung dịch sát khuẩn, khăn giấy và các vật dụng liên quan khác.
- Không tự ý mua thuốc điều trị nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi có những dấu hiệu bệnh chuyển nặng, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
- Uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi, nói chuyện với những người xung quanh.
Các dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện khẩn cấp bao gồm:
- Thở nhanh hoặc khó thở.
- Da xanh hoặc xanh xám.
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc kéo dài.
- Không thức dậy hoặc không tương tác.
- Khó chịu bực tức, không muốn được đụng chạm.
- Các triệu chứng giống như cúm cải thiện nhưng sau đó trở lại với sốt và ho nặng hơn.
- Đau hoặc chèn ép ngực hoặc bụng.
- Đột nhiên choáng váng; Không tỉnh táo.
Để phòng ngừa virus cúm A H1N1, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh, Vệ sinh tay bằng xà phòng, Vệ sinh vật dụng, đồ chơi bằng dung dịch sát khuẩn… Bên cạnh đó, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn cần được tiêm vắc xin cúm hàng năm để phòng bệnh.
Một số lời khuyên để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A H1N1
- Rửa tay thường xuyên
- Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi
- Làm sạch bề mặt các vật dụng mà nhiều người tiếp xúc
- Giữ sức khỏe bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.
Nguồn tham khảo: