Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đau đầu mãn tính là như thế nào bạn đọc nhé!
1. Đau đầu mãn tính là gì?
Đau đầu mạn tính là căn bệnh đau đầu diễn ra dài với tần suất xảy ra liên tục trong đời sống hằng ngày. Dấu hiệu đau đầu mạn tính thường kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng.
2. Nguyên nhân đau đầu mãn tính là gì?
Các nguyên nhân chính gây đau đầu mãn tính bao gồm:
Đau đầu không do viêm
- Đau đầu
- Đau lưng
- Đau cổ do co cơ
Đau do viêm
- Đau sau mổ
- Đau do thoái hóa
- Đau do viêm khớp
- Đau do gout
- Đau do chấn thương
- Đau trong bệnh nhân ung thư,…
Đau do yếu tố thần kinh
Đau thần kinh tọa, đau sau zona, đau dây thần kinh số V, đau do các biến chứng thần kinh bệnh nhân đái tháo đường,…
- Đau sau đột quỵ: Cơn đau sau đột quỵ có thể xuất hiện và phát triển sau vài tuần hoặc vài tháng. Đây là một cuộc tấn công não bất ngờ khi lưu lượng máu đến não bị cắt đứt, làm tế bào não bị thiếu oxy cấp tính. Từ đó, tế bào não bắt đầu chết, kéo theo mất khả năng kiểm soát trí nhớ và cơ bắp.
Sau cơn đột quỵ, gần như các cơ quan, hệ thần kinh đều phải hứng chịu hậu quả nặng nề dẫn tới triệu chứng đau nhức toàn cơ thể. Thiệt hại về hệ thần kinh là sự phá hủy lớp màng bao bọc myelin bảo vệ bên ngoài, khiến các xung điện phóng một cách không kiểm soát và gây đau đớn.
- Đau sau phẫu thuật: Thông thường sau phẫu thuật, các tế bào thần kinh bị tổn thương gây đau dai dẳng và kéo dài. Các loại đau thần kinh do phẫu thuật bao gồm:
- Đau thần kinh trung ương: Là cơn đau bắt nguồn từ tổn thương não hoặc tủy sống, thường gặp trong khi phẫu thuật đối với dây thần kinh ở não hoặc cột sống.
- Đau thần kinh ngoại biên: Loại đau này bắt nguồn từ các dây thần kinh không phải là một phần của não hoặc tủy sống, chẳng hạn như dây thần kinh ở tay và chân.
Ngoài ra còn có một số bệnh cũng dẫn tới đau đầu mãn tính
- Đau đầu do u não
Đau đầu xuất hiện từ giai đoạn sớm của bệnh. Đau đầu thường tiến triển từ từ, nặng dần và thường đi kèm cùng với các triệu chứng đa dạng khác tùy theo vị trí, và bản chất của khối u. Khởi đầu, vị trí đau đầu thường cố định ở khu vực có khối u. Khi khối u phát triển, nó sẽ chèn ép các tổ chức xung quanh và gây tăng áp lực trong sọ gây đau lan tỏa ra toàn bộ đầu.
Đau đầu ít khi dữ dội, thường chỉ âm ỉ nhưng kéo dài dai dẳng và ngày càng tăng dần, hay đau nhiều vào lúc nửa đêm về sáng rồi giảm dần hoặc mất đi khi thức dậy. Đau tăng lên khi làm các động tác gắng sức như ho, rặn, đại tiện… hoặc thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi lại nằm.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, các thuốc giảm đau thông thường như aspirin, paracetamol có tác dụng làm dịu cơn đau. Về sau, những thuốc này không còn hiệu quả nữa.
- Đau nửa đầu (Migraine)
Thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành, và hay gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
- Đau đầu do tâm lý
Đau đầu do tâm lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường là ở độ tuổi từ 30-40 tuổi, nữ có xu hướng bị nhiều hơn nam. Tuy chứng đau đầu này không nguy hiểm nhưng nó lại gây ảnh hưởng tới lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
3. Triệu chứng đau đầu mãn tính là gì?
Dấu hiệu đau đầu mạn tính thường kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng. Tùy theo thời gian mắc: hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ, đau đầu mạn tính được phân loại ra thành:
- Đau nhức nửa đầu kinh niên: Nhức đầu – đau nửa đầu kiểu căng thẳng hoặc cả 2 yếu tố trên trong 15 ngày hoặc hơn đến 3 tháng;
- Đau nhức đầu – căng thẳng mãn tính: Đau đớn mà thấy bị thắt chặt, không theo nhịp đập, có thể cảm thấy đau cả hộp sọ;
- Đau nhức đầu mới liên tục hàng ngày: Cơn đau thành thông lệ trong vài ngày sau khi đau lần đầu;
- Đau nhức nửa đầu liên tục: Đau nửa đầu không đổi bên và diễn ra mỗi ngày, có lúc đau vừa có lúc đau nặng.
4. Phòng ngừa bệnh đau đầu mãn tính như thế nào?
Để có thể phòng ngừa tình trạng đau đầu mãn tính, người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp như:
- Tạo 1 cuốn nhật ký đau đầu, ghi lại toàn bộ các yếu tố gây đau đầu của bạn và từ đó tránh xa các yếu tố ấy
- Tránh lạm dụng thuốc: Khi người bệnh uống thuốc đau đầu trong thời gian dài có thể làm tăng mức độ đau đầu và tần suất đau
- Ngủ đủ giấc: Đối với người trưởng thành cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất là thời điểm đi ngủ và thức dậy cần giống nhau với mỗi ngày. Nếu bạn đang bị rối loạn giấc ngủ, cần nói chuyện vs bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện khả năng trao đổi chất, cải thiện tinh thần và giảm căng thẳng, mệt mỏi. Hãy lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe để có thể cải thiện tình trạng đau đầu tốt nhất.
- Giảm căng thẳng: Stress là một trong những nguyên nhân phổ biến. Chính vì vậy, để giảm stress, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi rõ ràng, đơn giản hóa lịch trình và áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, thiền, yoga…
Tìm hiểu từ nguồn: verywellhealth
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Căn bệnh đau đầu mãn tính, Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc nhiều giúp bạn đọc nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình hơn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan như :