Sau giai đoạn chuyển phôi, quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tạm thời khép lại và người mẹ sẽ chờ đợi những dấu hiệu có thai để biết kết quả có thành công hay không.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị hiếm muộn cho các trường hợp:
- Tắt nghẽn ống dẫn trứng.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Tinh trùng ít, yếu, dị dạng.
- Không tinh trùng trong tinh dịch cần lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn.
- Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.
- Xin trứng.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp các cặp đôi tăng khả năng có con và mang lại niềm vui cho nhiều gia đình.
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình thụ tinh nhân tạo (thụ tinh trong ống nghiệm). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ.
Để tăng khả năng thụ thai thành công
- Mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ.
- Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày hoặc đã được tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên.
Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi
Mẹ có thể chú ý ngay những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi dưới đây để cẩn thận hơn khi chăm sóc bản thân.
Có cảm giác đau và nặng bụng dưới
Đây là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi thường gặp nhất.
Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ).
Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất.
Trong khoảng thời gian này, mẹ nên
- Hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang.
- Không quan hệ vợ chồng.
Để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
Cảm giác đau ngực sau khi chuyển phôi
Hầu như liên quan đến các dấu hiệu mang thai, thông thường đều có triệu chứng căng tức ngực, và không loại trừ dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.
Sau khi quá trình chuyển phôi đã diễn ra thành công, chị em hãy thử cảm nhận điểm khác biệt của phần ngực mình. Bạn sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực, và dường như kích thước của ngực càng ngày càng to dần lên, theo sự gia tăng kích thước của thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu chú ý quan sát rõ hơn, chị em sẽ cảm nhận kích thức của cả hai bầu ngực không đồng đều, bên to bên nhỏ.
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi là mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bức
Cơ thể mệt mỏi cũng là dấu hiệu điển hình khi phôi đã làm tổ thành công đấy. Đừng lo lắng, hãy cố thư giãn và nghỉ ngơi.
Sở dĩ cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, là vì nó phải hoạt động mạnh mẽ cũng như tăng tốc độ hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai. Để chuẩn bị cho thật tốt quá trình phát triển của thai nhi đang dần hình thành trong bụng mẹ.
Thân nhiệt tăng lên sau khi trứng đã làm tổ thành công, là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi và có thể gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi, và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạo là dấu hiệu có thai sau chuyển phôi
Lượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.
Lưu ý sau chuyển phôi
Cần biết và thực hiện đúng những lưu ý sau để quá trình chuyển phôi để có tỉ lệ thành công cao hơn.
Lưu ý về chế độ ăn uống sau chuyển phôi
Bổ sung dinh dưỡng và hạn chế một số thực phẩm sau
- Cần bổ sung cho mình thật nhiều rau quả, chất xơ cũng như các loại củ, uống nhiều nước lọc và cả ngũ cốc…
- Hạn chế không được ăn những thức ăn nóng có nhiều ớt, tiêu.
- Không sử dụng đồ hộp hoặc uống rượu bia, chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng cafe cùng những chất kích thích vì chúng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc làm tổ của phôi thai. Đồng thời khiến cho việc bám vào thành tử cung khó khăn.
Điều này giúp cho quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Bởi lẽ sau khi đã chuyển phôi thành công, nếu chị em bị táo bón gây rặn ép sẽ khiến cho phôi thai rơi ra khỏi nơi bám và ra bên ngoài.
Cần uống ít nước trong thời gian mới chuyển phôi. Vì để sau khi vừa chuyển phôi thai xong thì thời gian mắc tiểu càng lâu tới càng tốt.
Lưu ý về chế độ sinh hoạt sau chuyển phôi
- Cần hạn chế sử dụng điện thoại khi vừa mới chuyển phôi. Đảm bảo tăng tỉ lệ thành công.
- Cần phải giữ cho tâm trạng thoải mái và dễ chịu. Tuyệt đối không được để bản thân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hay tức giận dễ gây tình trạng đau tim, tức ngực làm ảnh hưởng đến phôi thai.
- Nên đi bộ ngắn giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn.
- Cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
- Cần tránh những vận động mạnh, tránh giận giữ, tránh căng thẳng, lo âu.
- Nếu thấy bản thân có những triệu chứng bất thường cần đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi.
Xem thêm các bài viết này để có thông tin về sức khỏe mang thai nhé mẹ
- Nhận diện 17 Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất
- Sữa organic _ Mẹ bầu có nên uống hay không?
- Top 10 món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
- Top 10 loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu trong 40 tuần thai
- Top 10 đồ ăn vặt cho bà bầu tốt cho thai nhi
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!