Mang thai ngoài tử cung (dạ con) rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Thậm chí, trong một vài trường hợp còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của mẹ bầu. Mẹ bầu cần biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở ngay những tháng đầu để kịp thời phát hiện và xử lý.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung (dạ con) là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung. Thai nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người có thai ngoài tử cung vỡ.
Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5 phần ngàn, có nghĩa là cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Người mang thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.
Mẹ bầu có thể nhận biết những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung từ những tháng đầu.
Tại sao có thai ngoài tử cung?
Nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong một vài trường hợp, những dấu hiệu sau cũng có có mối liên hệ đến triệu chứng này:
- Ống dẫn trứng bị viêm và để lại sẹo do di chứng từ bệnh truyền nhiễm hay những lần phẫu thuật trước đó.
- Các yếu tố nội tiết, di truyền không bình thường.
- Dị tật bẩm sinh.
- Những triệu chứng gây ảnh hưởng đến hình dáng và điều kiện của ống dẫn trứng và các cơ quan sinh sản.
Dấu hiệu mang thai ngoài dạ con tháng đầu
Trễ kinh
Mang thai ngoài tử cung thường ra máu chậm hơn so với những ngày kinh dự kiến. Khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng mình chỉ bị trễ kinh.
Tuy nhiên khác với hành kinh. Lượng máu chảy ra do chửa ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, ít hơn, máu thẫm và không đông lại. Có nhiều trường hợp máu rơi vào đúng ngày kinh, hoặc sớm hơn. Có trường hợp người còn không xảy ra hiện tượng xuất huyết. Nhận biết thai ngoài tử cung bằng dấu hiệu này thường không rõ ràng.
Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu thường gặp nhất.
Nhiều người khi mang thai có xuất hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải ở thời điểm kinh nguyên. Nhưng nếu như người mang thai ngoài tử cung thì hiện tượng này sẽ kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Bên cạnh đó có trường hợp không xuất hiện dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ở trên.
Nồng độ HCG giảm dần
Ở người phụ nữ mang thai bình thường thì nồng độ HCG sẽ tăng lên theo tuổi thai. Nhưng nếu thử mức độ HCG bằng dụng cụ thử thai thấy tăng chậm, đứng yên, thậm chí giảm dần thì chắc chắn đây là cách nhận biết thai ngoài tử cung sớm nhất.
Đau bụng dữ dội 1 bên
Giai đoạn đầu khi mang thai mà sản phụ bị táo bón, kèm theo những triệu chứng đau bụng dữ dội một bên và chảy máu âm đạo thì cần đặc biệt lưu ý. Bởi đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu mẹ bầu thường gặp phải.
Cách nhận biết thai ngoài tử cung sớm nhất đó là đi khám bác sĩ. Ngay khi thấy những dấu hiệu mang thai ( bằng cách thử thai tại nhà ) thì chị em cần phải đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán kịp thời. Sau khi được điều trị thai ngoài tử cung thì chị em vẫn có thể mang thai lại bình thường.
Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu?
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, nếu gặp những dấu hiệu như trên hãy tới bệnh viện để kiểm tra ngay và cần nhập viện đề điều trị.
Cách điều trị mang thai ngoài tử cung
Mỗi phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đều có tiêu chuẩn y khoa riêng. Căn cứ vào độ lớn của khối thai và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất cho thai phụ.
Điều trị nội khoa
Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp khối thai nhỏ, nồng độ Beta HCG dưới 5000 UI/ml. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc Methotrexat – MTX (thuốc diệt tế bào non). Nếu cách này thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển qua phương pháp phẫu thuật.
Điều trị ngoại khoa
Bao gồm mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt khối thai.
Nếu mổ mở, bác sĩ sẽ xử trí theo tổn thương, bệnh nhân có thể bị cắt cả khối thai và vòi tử cung hoặc lấy khối thai bảo tồn vòi tử cung.
Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ xử trí theo tổn thương giống như mổ mở, nhưng với nhiều ưu điểm, mổ nội soi được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để điều trị.
Phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
Hạn chế nạo phá thai
Để phòng ngừa thai ngoài tử cung, phụ nữ nên hạn chế nạo phá thai. Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai.
Giữ vệ sinh
Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong thời gian sau sinh và cho con bú.
Khám phụ khoa
Khi có viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.
Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.
Việc phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.
Mang thai ngoài dạ con rất nguy hiểm, nếu gặp những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung từ những tháng đầu hãy tới phòng khám để kiểm tra ngay nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung mẹ bầu cần biết để tránh nguy hiểm đến tính mạng
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!