Sùi mào gà là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có khuynh hướng tập trung nhiều nhất ở bộ phận sinh dục. Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt cũng như hạnh phúc gia đình của nhiều người. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh sùi mào gà là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội được hình thành hay lây nhiễm do virus Human papilloma Virus (HPV) gây lên. Bệnh thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục của nam và nữ giới. Thông qua con đường quan hệ không an toàn hay vết thương hở, từ mẹ sang con, sử dụng chung đồ dùng cá nhân,..
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
- Quan hệ tình dục với người mắc bệnh. Bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, bằng âm đạo hoặc hậu môn.
- Bệnh sùi mào gà có thể lây từ người mẹ đang mắc bệnh sang con trong khi mang thai hoặc sau chuyển dạ con.
- Lây truyền gián tiếp như ôm hôn, sử dụng chung các vật dụng cá nhân như quần lót, khăn tắm…
Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ
Bệnh sùi mào gà sinh dục có thể gặp ở cả cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới. Thông thường, các virus sùi mào gà sẽ ủ bệnh từ 2 – 9 tháng. Sau đó mới bộc phát ra ngoài, gây ra các tổn thương trên nền da. Hoặc niêm mạc bình thường của người bệnh.
Bạn đầu chỉ là những mụn thịt nhỏ mềm và không gây đau, không ngứa. Những nốt mụn này có thể cao lên như hình dạng nhú gai. Hoặc có hình dạng đĩa bẹt tròn nhỏ màu hồng.
Về sau chúng phát triển nhiều và liên kết với nhau thành những gai hoặc lá rộng chi chít xung quanh như mào gà. Hay hoa súp lơ màu trắng hồng với chiều dài ước tính đạt đến vài cm. Các nốt sùi có bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt. Khi ấn vào giữa các nốt thì sẽ thấy mủ tiết ra gây đau đớn cho người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị sùi mào gà
Chẩn đoán: Hình ảnh của bệnh sùi mào gà rất đặc trưng, do đó, bác sĩ sẽ quan sát chấn thương sùi mào gà. Sau đó làm xét nghiệm sùi mào gà tế bào, kiểm tra máu để chẩn đoán sùi mào gà.
Thuốc điều trị sùi mào gà: chỉ phù hợp chữa sùi mào gà ở mức độ nhẹ. Với sùi mào gà ở mức độ nặng, bác sĩ buộc phải can thiệp ngoại khoa, đốt sùi mào gà.
Đốt điện sùi mào gà: Loại bỏ mụn sùi mào gà bên ngoài khá hiệu quả, nhưng gây tổn thương lớn, dễ để lại sẹo.
Đốt laser: Phù hợp với các mụn sùi to, đơn lẻ, nhược điểm là gây tổn thương lớn, đau đớn và dễ viêm nhiễm.
Áp lạnh: Sử dụng chất nitơ lỏng, bay hơi ở nhiệt độ thấp, áp sát vào tổn thương sùi mào gà, chúng rơi ra sau từ 1-2 tuần.
Phương pháp ALA-PDT: Phương pháp điều trị sùi mào gà tiên tiến, hiệu quả nhất hiện nay. Thời gian điều trị sùi mào gà bằng ALA-PDT ngắn, tổn thương thấp, khả năng phục hồi nhanh, hạn chế nguy cơ tái phát.
Nguồn tham khảo: