Cùng Medplus tìm hiểu về căn bệnh đau vùng đáy chậu sau sinh điều trị như thế nào bạn đọc nhé!
1. Đau vùng đáy chậu sau sinh là gì?
Đau vùng đáy chậu sau sinh là một trong những vấn đề phổ biến ở các phụ nữ sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vùng chậu sau sinh, liên quan đến cả quá trình mang thai và sự chuyển dạ. Phụ nữ bị đau vùng chậu sau sinh có thể áp dụng một số biện pháp để làm giảm triệu chứng và cảm giác đau của mình.
2. Nguyên nhân đau vùng đáy chậu sau sinh
Than phiền đau tầng sinh môn sau sinh là một thực tế thường thấy ở hầu hết phụ nữ. Quá trình chuyển dạ và rặn sinh để đưa một em bé nặng từ 3 đến 4 ký ra ngoài thông qua ống đẻ có kích thước nhỏ sẽ có thể gây chấn thương đường sinh dục, đặc biệt là rách âm đạo. Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi người phụ nữ cảm thấy đau vùng đáy chậu sau sinh.
3. Triệu chứng đau vùng đáy chậu sau sinh
Thời gian hồi phục và mức độ đau đáy chậu sau sinh mà mỗi người phụ nữ phải trải qua sẽ khác nhau tùy theo phương pháp sinh và tùy thuộc vào từng người và ca sinh.
Tuy nhiên đau đáy chậu sau sinh có thể được phân loại thành các trường hợp sau:
- Sinh thường qua đường âm đạo không có vết rách: Toàn bộ vùng đáy chậu và trực tràng sẽ bị sưng, phù nề sau khi sinh và cảm giác khó chịu ở khu vực này thường kéo dài trong khoảng ba đến năm tuần.
- Vết rách âm đạo hoặc vết cắt tầng sinh môn: vết thương có thể lành trong khoảng từ bảy đến mười ngày. Tuy nhiên, người phụ nữ sẽ cảm thấy đặc biệt đau và nhạy cảm trong ít nhất sáu tuần hoặc hơn.
- Sinh mổ sau khi đã có chuyển dạ: Tùy thuộc vào thời gian rặn đẻ và diễn tiến của cuộc chuyển dạ, người phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu sau khi sinh.
- Đau xương chậu sau sinh do giãn khớp mu trong suốt những tháng cuối thai kỳ và quá trình rặn đẻ.
- Cũng có thể do quá trình rặn đẻ em bé ra ngoài, người phụ nữ xuất hiện bệnh trĩ và có thể là nứt hậu môn. Chúng mang đến cảm giác cực kỳ khó chịu, thậm chí đau đớn nhưng sẽ lành lại nếu chăm sóc tốt theo thời gian.
4. Điều trị vùng đáy chậu sau sinh
Sau đây có thể là những cách được khuyến cáo giúp giảm đau đáy chậu sau khi sinh, có thể áp dụng được ở cả những người phụ nữ sinh thường và mổ lấy thai:
- Giữ gìn vết thương tầng sinh môn sạch sẽ. Rửa vết thương bằng nước ấm mỗi ngày và sau khi đi tiểu để nước tiểu không gây kích ứng vùng da bị tổn thương.
- Chườm lạnh để giảm sưng và làm dịu vết thương: nên dùng găng tay phẫu thuật sạch để chứa đầy đá bào hoặc miếng lót có túi chườm lạnh đi kèm.
- Không nên băng bó vết thương quá kín vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tắm nước ấm, đặc biệt phần hông và mông, trong 20 phút, lặp lại vài lần mỗi ngày hoặc chườm ấm sẽ làm dịu cảm giác khó chịu.
- Có thể sử dụng thuốc gây tê cục bộ dưới dạng thuốc xịt, kem, thuốc mỡ hoặc miếng đệm được bác sĩ khuyến cáo để giảm đau xương chậu. Các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen (Tylenol) cũng có thể có tác dụng.
- Tránh gây áp lực. Để giảm tì đè lên vùng đáy chậu bị đau, nên nằm và ngủ ở tư thế nghiêng về một phía khi có thể và tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Ngồi trên gối, đặc biệt là gối có lỗ ở giữa thường dùng cho người bị trĩ, cũng có thể hữu ích. Chúng còn giúp siết chặt cơ mông của bạn trước khi ngồi.
- Nới lỏng áo quần. Các loại quần áo chật, đặc biệt là quần áo lót, có thể cọ xát và gây kích ứng vùng da vùng đáy chậu và làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy để đáy chậu khô thoáng nhiều nhất có thể.
- Tránh táo bón sau sinh. Nếu khó đại tiện là một vấn đề đang tồn tại do cảm giác đau thốn khi đi ngoài, hãy uống nhiều nước. Bạn cũng có thể thử bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn, điều này sẽ giúp phân mềm hơn.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh đau vùng đáy chậu sau sinh, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :