Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng và cách điều trị bệnh dày sừng tiết bã bạn đọc nhé!

1. Dày sừng tiết bã là gì?
Dày sừng tiết bã (tên tiếng Anh là Seborrheic Keratosis) là sự tăng sinh da không phải do ung thư, đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi.
Dày sừng tiết bã thường xuất hiện dưới dạng vết tăng sinh da có màu nâu, đen hay màu sáng trên mặt, ngực, vai hoặc lưng. Chúng có dạng hình sáp, sẹo, hơi tăng sinh. Dày sừng tiết bã không trở thành ung thư và không được cho là có liên quan đến ánh nắng mặt trời, nhưng chúng có thể trông giống như ung thư da.
2. Nguyên nhân dày sừng tiết bã là gì?
Nguyên nhân chính xác gây chứng dày sừng tiết bã hiện chưa được biết rõ. Bệnh rất phổ biến ở người trên 60 tuổi và rất hiếm gặp ở những người dưới 40. Bệnh có tính di truyền, gia đình có cha mẹ mắc bệnh thì con cái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn. Cùng với đó, những người sống ở khí hậu nóng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những vùng khí hậu khác.
Bệnh thường xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với ánh nắng và thường đi kèm với hiện tượng bít tắc lỗ chân lông.Dày sừng tiết bã tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh mất đi thẩm mỹ bởi làn da xuất hiện nhiều các mảng sáp trên da. Khối dày sừng này phát triển có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho da của bạn.
Có một số bằng chứng cho thấy da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có nhiều khả năng bị dày sừng tiết bã. Tuy nhiên, tình trạng này cũng xuất hiện trên da thường được che phủ khi mọi người đi ra ngoài trời.
Ngoài ra, dày sừng tiết bã không được cho là có liên quan đến bất kỳ bệnh nhiễm vi rút nào. Ma sát da có thể là một yếu tố, vì chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp trên da.
3. Triệu chứng dày sừng tiết bã là gì?
Dày sừng tiết bã thường trông giống như sáp hoặc mụn cóc. Nó thường xuất hiện trên mặt, ngực, vai hoặc lưng của cơ thể. Bạn có thể bị một hay nhiều những vết dày sừng tiết bã. Các biểu hiện thường là:
- Đa dạng màu sắc, thường là những vết màu sáng đến nâu hoặc đen
- Hình tròn hoặc hình bầu dục
- Nhìn như “dán vào”
- Phẳng hoặc hơi nhô cao với bề mặt có vảy
- Kích thước từ rất nhỏ đến hơn 1 inch (2,5 cm)
- Có thể gây ngứa
Dày sừng tiết bả thường không đau, nhưng chúng có thể trở nên khó chịu tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của chúng. Hãy cẩn thận, không để chà, cào hoặc chọc chúng. Điều này có thể dẫn đến chảy máu, sưng và trong một số ít trường hợp có thể gây nhiễm trùng.
4. Điều trị dày sừng tiết bã
Chứng dày sừng tiết bã thường không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các nốt dày sừng tiết bã to, ở vị trí dễ ma sát với quần áo gây chảy máu hoặc xuất hiện ở các vị trí gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người mắc có thể khám tại các phòng khám da liễu.
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp để loại bỏ. Các nốt thường không bắt rễ sau nên việc điều trị thường đơn giản và ít để lại sẹo.
Các phương pháp thường được sử dụng là:
- Đông lạnh bằng nitơ lỏng: Áp lạnh bằng nitơ lỏng hay còn gọi là phẫu thuật lạnh, là phương pháp dùng bình xịt nitơ hay dùng tăm bông chấm nitơ lỏng lên vết dày sừng tiết bã. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn, hiệu quả cao.
- Cạo bề mặt da bằng dụng cụ đặc biệt (curettage): đôi khi cạo bề mặt da được thực hiện cùng phương pháp phẫu thuật lạnh để làm nốt sừng trở nên mỏng và bằng phẳng hơn. Dụng cụ thường được sử dụng là dao đốt điện
- Đốt điện: có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với curettage để tẩy các vết sừng dày tiết bã. Nếu không được thực hiện chính xác, phương pháp này có thể để lại sẹo.
- Laser: có thể được sử dụng để làm bốc hơi khối sừng dày tiết bã.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh dày sừng tiết bã, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :