Bên cạnh Soroban, Finger Math cũng là một trong những phương pháp dạy toán tư duy được nhiều bố mẹ quan tâm và áp dụng. Việc học và làm quen với các phương pháp này từ sớm không chỉ giúp các bé bớt bỡ ngỡ với môn toán mà còn nâng cao khả năng suy luận, phân tích của các bé về sau. Vậy học toán theo phương pháp Finger Math là thế nào?
Phương pháp dạy bé học toán Finger Math là gì?
Phương pháp toán Finger Math là phương pháp tư duy toán học thông qua việc tính nhẩm bằng hai bàn tay. Thông thường, ở phương pháp học toán truyền thống, bé sẽ chỉ có thể đếm và làm được các phép tính từ 1-10 với hai bàn tay. Tuy nhiên, với việc học toán theo phương pháp Finger Math, bé có thể đếm đến 30,50 hay thậm chí là 99 một cách dễ dàng. Nhờ vậy, bé có thể làm các phép tính cho các số có hai chữ số một cách nhanh chóng.
Hiện nay, phương pháp này đã và đang được áp dụng cho các trẻ mầm non và tiểu học ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…
Ưu điểm của phương pháp học toán Finger Math
Học toán theo phương pháp Finger Math mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Trong quá trình áp dụng phương pháp học toán Finger Math, bé sẽ phải dùng các ngón tay để tính toán, giúp phát triển khả năng phối hợp giữa cơ thể và tư duy. Thông qua đó, hai bán cầu não phải và trái của bé sẽ hoạt động cân bằng.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bé tính nhẩm nhanh chóng với mức độ chính xác cao. Nhờ vậy, bé có thể vừa chơi vừa học và cảm thấy hứng thú với môn toán hơn.
Quy tắc học toán theo phương pháp Finger Math
Phương pháp Finger Math có một số quy tắc mà bố mẹ cần ghi nhớ như:
- Các ngón tay bên phải sẽ dùng để biểu thị các số hàng đơn vị.
- Các ngón tay bên trái sẽ dùng để biểu thị các số hàng chục.
- Số 0 sẽ được biểu thị bằng việc nắm tay lại.
- Các quy ước của bàn tay phải sẽ biểu thị cho hàng đơn vị như sau: Số 1 giơ ngón trỏ; số 2 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 3 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn); số 4 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út); số 5 giơ ngón cái; số 6 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 7 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 8 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 9 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út).
- Các quy ước của bàn tay trái sẽ biểu thị cho hàng chục như sau: số 10 giơ ngón trỏ; số 20 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 30 giơ (ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 40 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út); số 50 giơ ngón cái; số 60 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 70 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 80 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 90 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út).
- Những số có hai chữ số sẽ được ghép từ các ngón tay trái và ngón tay phải biểu thị cho các số hàng chục, hàng đơn vị tương ứng. Ví dụ số 12 thì bé sẽ giơ ngón trỏ tay trái kết hợp với ngón trỏ và ngón giữa tay phải. Số 19 bé sẽ giơ ngón trỏ tay trái kết hợp với ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út của tay phải.
- Duỗi ngón tay ra sẽ biểu thị cho phép cộng, co ngón tay lại sẽ biểu thị cho phép trừ
- Quy tắc của phép phép cộng: khi nào ngón cái duỗi ra thì bốn ngón còn lại sẽ phải co lại.
- Quy tắc của phép trừ: khi ngón cái co lại thì bốn ngón còn lại sẽ phải duỗi ra.
Hướng dẫn học toán Finger Math
Học toán theo phương pháp Finger Math khá là đơn giản và dễ học. Bố mẹ chỉ cần dành ra khoảng 1 tiếng mỗi ngày để cùng bé học làm toán với hai bàn tay thì sau hai tuần bé có thể cộng trừ thành thạo hai chữ số. Để dạy bé theo phương pháp toán Finger Math tại nhà, bố mẹ nên làm theo những bước sau:
- Bước 1: Dạy cho bé ghi nhớ các quy tắc số từ 1 đến 9. Hầu hết các số này đều nằm ở bên tay phải nên bé sẽ ghi nhớ dễ dàng.
- Bước 2: Sau khi bé đã đếm thành thạo từ 1 đến 9, bố mẹ tiếp tục dạy bé học đếm trong phạm vi 100.
- Bước 3: Khi bé đã nắm bắt hết các quy ước về số, bố mẹ có thể bắt dạy bé làm quen với các phép cộng trừ từ đơn giản đến phức tạp.
Học toán theo phương pháp Finger Math không hề khó và bố mẹ hoàn toàn có thể dạy bé ngay ở nhà mỗi ngày. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu và biết thêm một vài phương dạy bé học toán tại nhà hiệu quả.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily