Những vết ban đỏ của bệnh chàm khiến người bệnh bị ngứa và đau rát. Bệnh chàm không những gây ra những ảnh hưởng sức khỏe, mà còn làm mất thẫm mỹ, khiến người bệnh e ngại khi giao tiếp và gặp gỡ người khác. Điều trị bệnh chàm là rất cần thiết. Hiện nay có nhiều cách để chữa bệnh chàm hiệu quả, một trong số đó là liệu pháp Laser ánh sáng sinh học. Cùng Medplus tìm hiểu cách điều trị bệnh chàm bằng tia Laser như thế nào qua bài biết bên dưới đây nhé.
1. Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm (eczema) là loại bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh chàm xuất hiện dưới nhiều hình thức. Nhưng tất cả các loại bệnh chàm khác nhau có xu hướng gây ra các triệu chứng như:
- Ngứa đỏ da,
- Bề mặt da có thể bong ra, tạo cho da một vẻ ngoài sần sùi, có vảy
- Mụn nước xuất hiện trên bề mặt da
2. Các loại bệnh chàm: Nguyên nhân và dấu hiệu
2. 1. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm. Triệu chứng của viêm da dị ứng bao gồm:
- Phát ban ở nếp gấp khuỷu tay hoặc đầu gối
- Da ở những nơi phát ban có thể trở nên sáng hơn, tối hơn hoặc dày hơn
- Xuất hiện vết sưng và có thể rỉ chất lỏng nếu gãi
- Trẻ em thường bị phát ban ở da đầu và má
- Da có thể bị nhiễm trùng nếu bạn gãi
Nguyên nhân của viêm da dị ứng
- Chế độ bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu, làn da không chống lại được các chất gây kích ứng và dị ứng.
- Gen di truyền,
- Tình trạng da khô,
- Hệ thống miễn dịch có vấn đề
- Các yếu tố môi trường
2.2. Bệnh chàm tổ đỉa
Triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa:
- Xuất hiện mụn nước trên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân
- Những mụn nước này có thể ngứa hoặc đau
- Da có thể co giãn, nứt nẻ và bong tróc
Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa
- Da bị dị ứng,
- Tay chân ẩm ướt,
- Tiếp xúc với các chất như niken, coban hoặc muối crôm
- Do căng thẳng
2.3. Bệnh chàm thể đồng tiền
Loại bệnh chàm này làm cho da xuất hiện các đốm tròn, hình đồng xu. Triệu chứng của bệnh chàm da thể đồng tiền là da xuất hiện các đốm tròn, hình đồng xu. Các đốm có thể ngứa hoặc trở thành vảy. Bệnh chàm đồng tiền ngứa hơn các dạng bệnh chàm khác.
Nguyên nhân của bệnh chàm thể đồng tiền:
- Côn trùng cắn
- Phản ứng dị ứng với kim loại hoặc hóa chất
- Da khô
3. Điều trị bệnh chàm bằng liệu pháp Laser ánh sáng sinh học
3.1. Liệu pháp Laser là gì?
Liệu pháp laser ánh sáng sinh học là sử dụng tia laser mềm (sorf lasers) để tác động lên những vùng khác nhau của cơ thể nhằm mục đích điều trị bệnh.
Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học (LPLASSH) là một quá trình quang hóa, nghĩa là tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng cụ thể điều chỉnh các phản ứng hóa học trong cơ thể. Liệu pháp Laser ánh sáng được sử dụng để nhắm mục tiêu phức hợp cytochrome C trong ty thể của tế bào của cơ thể. Protein heme này chịu trách nhiệm vận chuyển điện tử, là một phần của quá trình tổng hợp ATP (adenosine triphosphate). ATP vận chuyển năng lượng cho các chức năng và kích thích các tế bào của cơ thể thông qua PBMT làm tăng tổng hợp ATP, dẫn đến tăng sức khỏe và năng lượng của tế bào.
Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý như:
- Đau cột sống
- Viêm khớp
- Thấp khớp
- Trượt đĩa đệm
- Viêm gân
- Đau dây thần kinh sinh ba
- Trầm cảm
- Đa xơ cứng
- Bệnh đường tiêu hóa
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Cao huyết áp
- Tiểu đường
3.2. Liệu pháp Laser trong điều trị bệnh chàm
3.2.1. Nghiên cứu thử nghiệm
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Anh (British Journal of Dermatology) đã so sánh tác dụng của liệu pháp laser so với thuốc mỡ corticosteroid ở 13 bệnh nhân mắc bệnh chàm. Cụ thể một thiết bị có tên là laser excimer 308-nm được phê duyệt ở Mỹ để điều trị viêm da dị ứng và một số tình trạng da khác, bao gồm bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến. Nó hoạt động bằng cách phát ra một chùm tia cực tím B (UVB) tập trung trực tiếp đến các vùng da bị ảnh hưởng, tránh những vùng da lành xung quanh.
Ánh sáng UVB từ lâu đã được sử dụng để điều trị một số trường hợp viêm da dị ứng. Nó được cho là có thể giúp bằng cách ngăn phản ứng miễn dịch quá mức gây ra viêm da. Ưu điểm của laser excimer so với liệu pháp UVB truyền thống là nó nhắm mục tiêu chính xác hơn vào các vùng da có vấn đề.
3.2.2. Kết quả điều trị
Trong hơn 10 tuần, các bệnh nhân được điều trị bằng laser hai lần mỗi tuần ở một bên của cơ thể và sử dụng thuốc mỡ corticosteroid theo toa – clobetasol propionate – ở bên còn lại của cơ thể. Cả phương pháp điều trị bằng tia laze và thuốc mỡ đều được bôi trực tiếp lên các nốt ngứa.
Khi kết thúc giai đoạn điều trị, cả hai liệu pháp đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm số lượng nốt sần trên da, chứng viêm và ngứa. Tuy nhiên ba bệnh nhân được điều trị bằng laser cho thấy sự cải thiện nhiều hơn so với bốn bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid.
Đặc biệt, lợi ích của tia laser điều trị bệnh chàm có xu hướng lâu dài hơn. Sáu tháng sau khi điều trị, tám bệnh nhân đã duy trì được sự cải thiện đáng kể ở phía được điều trị bằng laser, trong khi chỉ có ba người cho kết quả tương tự ở phía được điều trị bằng corticosteroid.
4. Kết luận
Liệu pháp Laser ánh sáng điều trị bệnh chàm được đánh giá cao nhờ những hiệu quả mang lại. Tia Laser an toàn hơn so với phương pháp quang trị liệu thông thường do không tác động lộ vùng da không liên qua. Ngoài ra nó cũng không để lại tác dụng phụ hay phản ứng nào.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ có phương pháp điều trị và khả năng hồi phục khác nhau. Để biết bạn phù hợp với cách điều trị nào, hãy liên hệ với FSCB để được hỗ trợ. FSCB là đơn vị cung cấp các dịch vụ điều trị bệnh bằng liệu pháp Laser ánh sáng sinh học uy tín tại Việt Nam.
Nguồn tài liệu: