Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và đồng thời là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người. Do đó, khi bị các tác nhân làm ảnh hưởng xấu đến gan lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Theo báo cáo y tế, viêm gan đã trở thành nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam với gánh nặng bệnh tật rất lớn. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, tế bào gốc đã được ứng dụng chữa trị thành công trong nhiều loại bệnh. Thế những bệnh liên quan đến gan thì phương pháp điều trị như thế nào? Liệu rằng điều trị bệnh gan bằng tế bào gốc có thực sự an toàn? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu các bệnh lý về gan
1.1. Bệnh gan là gì?
Bệnh gan là các bệnh lý ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra những tổn thương ở tế bào gan. Trong thời gian dài, tổn thương sẽ tạo thành các dải xơ (sẹo) khiến các chức năng gan ngày càng suy giảm và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Những bệnh về gan có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một số bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ở gan là: viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan và áp xe gan.
1.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan, có thể kể đến những tác nhân phổ biến sau:
- Nhiễm virus viêm gan, vi khuẩn, kí sinh trùng
- Nhiễm độc: tiếp xúc với hóa chất, chất độc
- Di truyền
Những nguyên nhân đó có thể từ chính những thói quen sinh hoạt không hợp lý gây ra, như:
- Thói quen ăn uống: ăn đồ sống, ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, lạm dụng các loại thuốc,…
- Lối sống sinh hoạt: quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân, quy trình xăm, xỏ khuyên không đảm bảo, tâm lý căng thẳng,…
1.3. Triệu chứng/dấu hiệu
Người bị bênh gan thường không có những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, nếu gặp phải cùng lúc hoặc nhiều triệu chứng dưới đây thì bạn nên đến các cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời:
- Vàng da; khô da
- Vàng mắt; khô, rát hoặc ngứa mắt
- Móng tay và tóc yếu, dễ gãy; cứng khớp
- Đau vùng bụng bên phải
- Đau cứng cổ, vai cổ, nhức đầu thường xuyên, đau nửa đầu, dễ chóng mặt
- Trạng thái: mệt mỏi, chán ăn, thiếu năng lượng, nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc, căng thẳng, trầm cảm, suy giảm chức năng tình dục
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Phân bạc, nước tiểu sậm màu
2. Điều trị bệnh gan bằng tế bào gốc có an toàn không?
2.1. Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh
Gan là một bộ phận được biết đến với khả năng tự tái sinh. Do đó, với liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc, các tế bào gan hoàn toàn có khả năng phục hồi cấu tạo và chức năng sau những tổn thương. Tế bào gốc với nhiệm vụ cung cấp các tế bào mới.
2.2. Điều trị bằng tế bào gốc có an toàn không?
Theo một báo cáo từ Tạp chí Gan học Lâm sàng và Thực nghiệm (Journal of Clinical and Experimental Hepatology), mục đích chính của các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là để xác định mức độ an toàn của liệu pháp tế bào gốc. Và tất cả các thử nghiệm đều kết luận rằng việc truyền tế bào gốc qua động mạch gan hoặc tĩnh mạch cửa là an toàn, ngoại trừ một trường hợp 626. Trong trường hợp này, các tác dụng phụ được báo cáo ở một trong số những bệnh nhân đang điều trị. Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt của tác dụng phụ này, các chuyên gia không hoàn toàn quy nó vào việc truyền liệu pháp tế bào gốc.
2.3. Hiệu quả đạt được sau khi điều trị
Theo các nghiên cứu và thử nghiệm, bệnh nhân khi thực hiện liệu pháp tế bào gốc trong điều trị gan có những thay đổi tích cực như:
- Cải thiện các chỉ số chức năng gan
- Giảm mệt mỏi mãn tính
- Loại bỏ vàng da, vàng mắt
- Giảm các tình trạng đau đầu, đau bụng
- Cải thiện màu sắc nước tiểu
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
3. Kết luận
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, điều trị bệnh gan bằng tế bào gốc ngày càng hoàn thiện hơn. So với những phương pháp cũ, liệu pháp tế bào gốc được xem là một giải pháp đem lại hiệu quả cao và an toàn cho bênh nhân. Cho nên, nếu bạn đang gặp phải những tình trạng bệnh lý về gan thì hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo phương pháp điều trị này.
Nguồn tham khảo:
Could Stem Cell Therapy be the Cure in Liver Cirrhosis?
Hãy vào MedPlus thường xuyên để cập nhật những thông tin sức khỏe hữu ích mỗi ngày nhé.