Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm tại chỗ trong màng hoạt dịch của các khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ mang lại đau đớn, khó chịu, mà còn khiến tăng nguy cơ mắc biến chứng như khớp xương bị bào mòn, thoái hóa lâu ngày biến dạng. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc đang nhận được nhiều sự quan tâm bởi tế bào gốc được biết đến là “thần dược” chữa bệnh “thần kỳ”. Vậy tế bào gốc có thể giúp gì trong điều trị viêm khớp dạng thấp? Phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
sdjfhdjfnd
1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
1.1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra các phản ứng của tế bào và kháng thể đối với các thành phần khác nhau của khớp như collagen loại I. Kết quả của phản ứng miễn dịch này dẫn đến phá hủy khớp và các biến chứng thứ phát khác như xơ phổi, tổn thương thận và thậm chí tổn thương tim…
1.2. Nguyên nhân
Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn hệ thống. Cơ chế hình thành bệnh là do cơ thể sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh, các kháng thể này trở thành yếu tố kích thích cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại chính mình được gọi là “yếu tố dạng thấp”. Các tự kháng thể này gây ra phản ứng viêm cho cơ thể.
Ở người bình thường, cấu tạo trong khớp gồm sụn và lớp màng hoạt dịch tạo thành một lớp nệm ở giữa ngăn chặn xảy ra việc xương cọ xát vào nhau. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng và thoải mái khi cử động. Khi bị viêm, các khớp bị sưng đau, gây khó khăn khi cử động. Nguyên nhân là do lớp nệm bị biến dạng, lâu ngày khớp có thể bị phá hủy.
1.3. Dấu hiệu
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường chia làm 2 giai đoạn: khởi phát và toàn phát. Tính chất của cơn đau thường là:
- Đau nhiều về đêm hoặc gần sáng,
- Đau có tính đối xứng,
- Đau có kèm theo việc sưng, ít bị đỏ hay nóng,
- Cứng khớp vào buổi sáng…
Những triệu chứng khác bao gồm:
- Bỏng hoặc ngứa mắt,
- Mệt mỏi,
- Nổi nhọt ở chân,
- Chán ăn,
- Ngứa ran và tê,
- Nhịp thở ngắn,
- Nốt sần da,
- Yếu và sốt cao,
- Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp…
2. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
2.1. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay
Viêm khớp dạng thấp đang được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch như:
- Steroid,
- Methothrexate,
- Cyclosporine,
- Gold,
- Infliximab (Remicade).
Tuy nhiên những thuốc này chỉ tác dụng cải thiện tạm thời. Do ức chế không đặc hiệu các đáp ứng miễn dịch, nên sẽ có các tác dụng phụ lâu dài. Ngoài ra, mặc dù những tiến bộ trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) và giới thiệu các liệu pháp sinh học nhắm mục tiêu đã cải thiện rõ rệt kết quả của bệnh nhân, vẫn có tới 50% bệnh nhân không đạt được đáp ứng lâm sàng đáng kể.
->Không có phương pháp điều trị nào giải quyết được vấn đề tổn thương đã xảy ra đối với các khớp hoặc mô ngoài khớp.
2.2. Liệu pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
Liệu pháp tế bào gốc đã được chứng minh khả năng chữa bệnh hiệu quả ở động vật bị các dạng viêm khớp khác nhau. Ví dụ, công ty Vet-Stem thường xuyên sử dụng tế bào gốc ở ngựa bị dị tật khớp khác nhau để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Bên cạnh việc chữa lành các mô bị tổn thương, tế bào gốc còn có khả năng điều chỉnh hệ thống miễn dịch để ngăn chặn các phản ứng bệnh lý trong khi duy trì khả năng chống lại bệnh tật.
Tế bào gốc, cụ thể là tế bào gốc trung mô (MSC) có khả năng sản xuất các chất chống viêm chất lượng. Các chất trung gian này hoạt động và không gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của bộ cơ thể. Ngoài ra, MSCs còn tạo ra các tế bào điều hòa T, một loại tế bào miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tự miễn của hệ miễn dịch. Một nghiên cứu gần đây về MSCs cho bệnh viêm khớp dạng thấp cho thấy MSCs tạo ra sự giảm đáng kể các cytokine tiền viêm IL-6 và TNF-α – mục tiêu của nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiện tại. – không có tác dụng phụ lâu dài.
Xem chi tiết cuộc nghiên cứu: tại đây.
2.3. Những loại tế bào gốc nào được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp?
Những loại tế bào gốc nào được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và chúng được thu thập như thế nào Tế bào gốc trưởng thành được sử dụng để điều trị RA. Tế bào gốc trung mô được nuôi cấy từ dây rốn sau khi sinh bình thường, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Mỗi bà mẹ đều được kiểm tra bệnh sử và xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn đảm bảo an toàn.
Lưu trữ cuống rốn hiện được rất nhiều người quan tâm bởi những ứng dụng Y học mà nó mang lại. Mẹ sau sinh nếu có nhu cầu có thể đăng ký lưu trữ máu cuống rốn, nếu không có thể hiến tặng cho bệnh viện. Tất cả các tế bào gốc lấy từ dây rốn đều được sàng lọc các bệnh truyền nhiễm theo Tiêu chuẩn Ngân hàng Máu Quốc tế trước khi chúng được phép sử dụng cho bệnh nhân.
2.4. Ưu điểm của điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc mô dây rốn?
Vì tế bào gốc trung mô được đặc quyền của hệ thống miễn dịch. Nên việc đào thải tế bào không phải là vấn đề và không cần thiết phải phù hợp với kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA).
- Các tế bào gốc có hoạt tính chống viêm, khả năng điều hòa miễn dịch và khả năng kích thích tái tạo tốt.
- Tế bào gốc dị sinh có thể được sử dụng nhiều lần trong nhiều ngày với số lượng tế bào cao.
- Mô dây rốn cung cấp nguồn tế bào gốc trung mô dồi dào.
- Không cần thu thập tế bào gốc từ xương hông hoặc mỡ. So với máu cuống rốn, lấy tế bào gốc từ xương hoặc mỡ phức tạp hơn rất nhiều.
- Tế bào gốc có nguồn gốc từ dây rốn mạnh hơn tế bào gốc từ các nguồn khác.
- Không cần sử dụng các loại thuốc hóa trị như “yếu tố kích thích tế bào hạt” (G-CSF hoặc GCSF) để kích thích tủy xương sản xuất bạch cầu hạt và tế bào gốc để giải phóng chúng vào máu.
3. Kết luận
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tế bào gốc có những kết quả tích cực. Qua thời gian điều trị, người bệnh có những cải thiện sức khỏe đáng kể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể nhận biết tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ dây rốn là ngoại lai và chúng không bị từ chối. Do đó quá trình điều trị và sau điều trị phần lớn không có tác dụng phụ nào.
Tại Việt Nam, nếu có nhu cầu tìm hiểu hoặc điều trị bệnh bằng tế bào gốc, bạn có thể liên hệ đến FSCB – Ngân hàng tế bào gốc hàng đầu hiện nay để được hỗ trợ.
Nguồn tài liệu: