Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam. Nếu không được chữa trị, bệnh đục thủy tinh thể có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt
(hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.
Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.
Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô, .
Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.
Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.
Phân loại bệnh đục thủy tinh thể
Theo kiến thức y khoa, bệnh đục thủy tinh thể được phân loại các thể bệnh như sau
Đục thủy tinh thể tuổi già
Là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở độ tuổi trung niên. Thường trên 50 tuổi,
do quá trình lão hóa. Bệnh thường tiến triển chậm.
Đục thủy tinh thể do bệnh lý
Gặp trên các đối tượng có các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…
Đục thủy tinh thể do chấn thương
Sau chấn thương mắt có thể gây đục thủy tinh thể ngay hoặc diễn biến sau nhiều năm.
Đục thủy tinh thể do bẩm sinh
Trẻ mới sinh ra đã xuất hiện hiện tượng đục thủy tinh thể. Nguyên nhân có thể do rối loạn di truyền hay do mẹ mắc các bệnh như giang mai…
Nguyên nhân bệnh đục thủy tinh thể
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.
Tuổi tác
Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
Bẩm sinh
Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
Các nguyên nhân thứ phát
Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
Chấn thương
Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
Các nguyên nhân khác
Bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị.Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.
Đường lây bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể không lây lan từ người này qua người khác.
Dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể
Giảm thị lực
Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng nhất. Thường là nhìn mờ cả hai bên khá cân xứng. Đục thủy tinh thể ảnh hưởng tới tầm nhìn trung tâm, bắt đầu từ việc tầm nhìn mờ khi nhìn xa, sau đó tầm nhìn gần cũng bị ảnh hưởng trừ một thể đục đặc biệt là đục dưới bao sau thể thuỷ tinh.
Mức độ giảm thị lực tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh, ở giai đoạn đầu sẽ mất khoảng 1/10 thị lực, khi bệnh nặng nhất thì người bệnh chỉ còn nhận biết được ánh sáng.
Tăng khả năng hội tụ
Đục thể thuỷ tinh làm tăng khả năng hội tụ của nó. Đây là lý do tại sao người một số người già bị đục thủy tinh thể đọc báo lại không cần đeo kính. Bên cạnh đó có một số người bệnh bị tầm nhìn đôi, thấy nhiều vật một lúc, hay tầm nhìn bị mờ như trong sương mù. Hiện tượng này do thuỷ tinh thể bị đục gây tán xạ tia sáng đi qua nó.
Nhìn tốt hơn trong bóng râm
Ở một số bệnh nhân khác lại có những triệu chứng nghe lạ tai như ra ngoài sáng thì nhìn kém nhưng vào trong nhà, trong bóng râm thì nhìn lại tốt hơn. Đó là những bệnh nhân đục thể thuỷ tinh trung tâm khi ra nắng, sáng thì đồng tử co nhỏ lại, ánh sáng tới được võng mạc do đi quan đúng vùng trung tâm đục.
Khi trong điều kiện ít ánh sáng như trong nhà hay bóng râm, đồng tử sẽ giãn rộng hơn, do đó ánh sáng dễ dàng đi qua vùng rìa thể thuỷ tinh chưa đục đậm, khiến bệnh nhân thấy hình ảnh rõ hơn. Với những bệnh nhân chỉ mới đục ở vùng ngoại vi và vùng trung tâm còn trong thì triệu chứng sẽ ngược lại.
Dấu hiệu khác
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như mắt nhìn có chấm đen, ruồi bay trước mắt cũng có thể là dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Tuy nhiên, người già và những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.
Biến chứng của bệnh đục thủy tinh thể
Tăng nhãn áp, có thể bị vỡ bao
Khi bị đục thủy tinh thể, thể thủy tinh càng ngày càng bị đục nhiều, đến khi thủy tinh thể quá chín sẽ bị gây biến chứng có thể gây tăng nhãn áp và có thể bị vỡ bao, lúc đó protein của thủy tinh thể trở thành vật thể lạ với cơ thể, sẽ bị cơ thể tấn công gây phản ứng viêm màng bồ đào.
Teo thần kinh mắt không phục hồi
Ngoài ra, trong quá trình thủy tinh thể quá chín sẽ bị ngấm nước và phồng lên, gây mất chức năng, không thể điều tiết thể dịch được nữa, gây tăng nhãn áp (bệnh Glôcôm), khi đó bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến thần kinh mắt, làm teo thần kinh mắt không phục hồi. Đến lúc này, thì dù bác sĩ phẫu thuật có tốt đến đâu thì khả năng thị lực hồi phục cũng kém, thậm chí không thể nhìn được nữa.
Tổn thương các vùng xung quanh
Khi thủy tinh thể đục quá cứng thì trong mắt sẽ có những phản ứng viêm, đồng tử bị dính lại, mắt thoái hóa, môi trường trong suốt bị đục hết khiến cho phẫu thuật khó khăn hơn và dễ tổn thương đến các vùng xung quanh.
Các biện pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể
Thuốc điều trị đục thủy tinh thể
Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể có tên là Lanosterol. Thử nghiệm tác dụng của loại thuốc này trên mắt thỏ và chó, họ nhận thấy thuốc làm giảm đáng kể các mảng đục trên thủy tinh thể.
Tuy nhiên, thuốc vẫn chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu trên người và chưa được chấp thuận sử dụng rộng rãi. Trong tương lai, hứa hẹn đây sẽ là giải pháp chữa đục thủy tinh thể hiệu quả mà không cần phẫu thuật.
Lối sống khoa học cho người bệnh đục thủy tinh thể
Theo các chuyên gia Nhãn khoa, cách tốt nhất để phòng tránh và ngăn đục thủy tinh thể tiến triển đó chính là áp dụng một lối sống khoa học cho mắt. Cụ thể, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
bằng cách đeo kính râm, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng.
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Bao gồm các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, Lutein, Zeaxanthin có trong các loại rau có màu xanh đậm, cá biển, trứng, trái cây có màu cam đỏ (cà chua, ớt, gấc, đu đủ…)
Khám mắt định kỳ
từ 1 – 2 lần/năm
Bỏ hút thuốc lá
Do trong khói thuốc chứa nhiều độc chất, làm đẩy nhanh tiến triển của bệnh
Điều trị tích cực các bệnh mạn tính
Đặc biệt là các bệnh lý có liên quan mật thiết đến bệnh đục thủy tinh thể như tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp…
Dùng sản phẩm hỗ trợ trị đục thủy tinh thể
Việc bổ sung chất chống oxy hóa cho mắt bằng chế độ ăn uống đôi khi chưa đủ để đẩy lùi căn bệnh này. Chính vì vậy, các chuyên gia Nhãn khoa cũng đưa ra khuyến cáo: người bệnh đục thủy tinh thể nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, kết hợp với kẽm mỗi ngày để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể
Phẫu thuật nhằm loại bỏ thủy tinh thể bị đục bằng thủy tinh thể nhân tạo được tiến hành nhanh chóng bằng 2 phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp mổ Phaco
Bác sỹ sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Sau đó dùng năng lượng siêu âm chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào thay thế.
Ưu điểm
- Vết mổ nhỏ, không cần khâu
- Thủ tục nhập viện đơn giản
- Chi phí có nhiều mức phù hợp theo từng điều kiện kinh tế người bệnh (5 – 20 triệu đồng)
- Được phổ biến rộng rãi, có thể thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện
Nhược điểm
- Không thích hợp với trường hợp bệnh nặng, thủy tinh thể bị xơ cứng nhiều
- Vết mổ thực hiện bằng dao nên vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu
Phương pháp mổ bằng Lazer
Phương pháp này chỉ khác mổ phaco ở chỗ thay vì dùng dao, bác sỹ sẽ dùng năng lượng Laser để tạo một đường rạch chính xác trên giác mạc.
Ưu điểm
- Áp dụng cho cả người bệnh đục thủy tinh thể nặng, không thể can thiệp bằng phương pháp Phaco
- Tạo vết mổ chính xác, nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn
- Khắc phục được tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị…) nếu có ở người bệnh đục thủy tinh thể.
Nhược điểm
- Vết mổ lớn hơn phương pháp Phaco
- Cần yêu cầu bác sỹ có tay nghề cao, thiết bị hiện đại
- Chi phí cao (60 – 100 triệu đồng)
- Chưa phổ biến ở các bệnh viện tuyến dưới
Việc lựa chọn phương pháp điều trị đục thủy tinh thể nào còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như lứa tuổi mắc phải. Do đó, bạn cần đi khám sớm để được bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm phòng tránh nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Các phương pháp phòng bệnh đục thủy tinh thể
Khám mắt thường xuyên
Khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất.
Điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường
Thực hiện đúng chế độ ăn kiêng nếu bị đái tháo đường. Cần kiểm soát tốt đường huyết. Điều trị sớm các bệnh tại mắt như Glocom, viêm màng bồ đào.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamine C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp ‘dọn dẹp’ tốt các gốc tự do – một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể. Chúng có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh không ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ khác
Ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.
Xem thêm Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!