Thế nào là trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh thực chất không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 – 25% trong 12 tháng sau sinh.
Có 3 dạng thay đổi tâm trạng mà người phụ nữ có thể gặp sau sinh:
- Hội chứng “baby blues,” xảy ra ở hầu hết phụ nữ trong những ngày sau sinh và được coi là bình thường.
- Trầm cảm sau sinh (PPD) có thể xảy ra sau vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sau sinh.
- Rối loạn tâm thần sau sinh là một bệnh lý tâm thần rất nặng nề có thể ảnh hưởng tới các bà mẹ mới sinh con.
Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh là gì?
Có một số các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ này gồm:
- Tiền sử trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai.
- Tuổi khi mang thai – càng trẻ càng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.
- Mâu thuẫn về việc mang thai.
- Số con – bạn càng có nhiều con thì dường như bạn càng dễ trầm cả hơn trong lần mang thai kế tiếp.
- Có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt.
- Có sự hỗ trợ xã hội hạn chế.
- Sống đơn thân.
- Xung đột hôn nhân.
Trầm cảm sau sinh được điều trị như thế nào?
Bệnh lý này được điều trị khác nhau phụ thuộc dạng và mức độ nặng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và trị liệu tâm lý.
Bạn cần biết
- Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng đến cả người chồng (ít nhất 50%) và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý của em bé. Do đó, đừng ngần ngại điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ mình và gia đình.
- Một số thuốc chống trầm cảm chọn lọc thì khá an toàn cho người mẹ mới sinh và đang cho con bú. Thầy thuốc của bạn sẽ chọn một loại thuốc phù hợp nhất cho bạn và an toàn cho em bé đang bú mẹ.
Mẹ cần tâm sự với gia đình hoặc với chồng nhiều hơn.
Khi nào cần khám và điều trị bởi bác sĩ?
Tìm đến bác sĩ để điều trị khi triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần
Trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Bà mẹ mới sinh sẽ cần tới tham khám bác sĩ khi:
- Các triệu chứng tồn tại dai dẳng trên 2 tuần
- Không thể làm các hoạt động bình thường
- Không thể giải quyết. đối phó với các tình huống thường nhật
- Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc con
- Cảm thấy thực sự lo lắng, sợ hãi và hoảng loạn hầu như cả ngày.
Lời khuyên để đối mặt với tình trạng sau sinh
- Hãy yêu cầu sự giúp đỡ- hãy để người khác biết họ cần giúp đỡ bạn.
- Hãy thực tế về những mong đợi của bạn về chính bạn và con bạn..
- Luyện tập trong giới hạn mà bác sĩ cho phép, đi bộ, ra ngoài để thư giãn
- Sẵn sàng đón nhận một số ngày tốt và một số ngày không tốt về tâm trạng
- Tuân thủ một chế độ ăn hợp lý, tránh đồ uống có cồn và caféin.
- Tăng cường mối quan hệ với chồng bạn – dành nhiều thời gian cho nhau hơn..
- Giữ tương tác với gia đình và bạn bè của bạn – tránh không tự cô lập mình.
- Hạn chế người đến thăm khi bạn mới về nhà
- Ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ.
Xem bài viết liên quan: Lo âu sau sinh: nguy cơ dẫn đến trầm cảm nặng
Tổng hợp những vấn đề thường gặp sau sinh và cách xử lý
Những cách chăm sóc bầu vú sau sinh mẹ cần biết
Chăm sóc bé sau sinh – chăm sóc rốn cho trẻ sau sinh
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!