Bà bầu ăn tôm có tốt không?
Tôm được biết đến như một thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào. Bà bầu ăn tôm trong thai kỳ sẽ giúp con có được một khung xương vững chắc, răng và tóc khỏe đẹp. Tuy nhiên, nếu như không biết ăn tôm đúng cách sẽ dẫn đến một số hậu quả khôn lường. Vậy, mẹ bầu nên ăn tôm thế nào và ăn trong giai đoạn nào để hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm này tốt nhất?

Thành phần dinh dưỡng có trong tôm
Tôm là một trong những thực phẩm hải sản chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao.
- Vitamin B12
- DHA
- Canxi
- Photpho
- Axit béo Omega 3
- 100g tôm cung cấp cho hơn 1/3 lượng selen cần thiết hàng ngày. Selen giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và giúp loại bỏ những tế bào bất thường trong cơ thể.
Axit béo Omega 3 giúp giảm 37% nguy cơ ung thư ruột kết. DHA giúp tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Lợi ích khi bà bầu ăn tôm
Cung cấp Canxi
Canxi và photpho là 2 dưỡng chất giúp cho hệ xương và răng của con sau này được chắc khỏe. Mẹ bầu cần bổ sung 2 dưỡng chất này từ những ngày đầu tiên mang thai, và tôm là một trong những thực phẩm giàu 2 khoáng chất cần thiết này. Bà bầu ăn tôm đều đặn còn giúp khung xương mẹ vững chắc, chống đỡ thai nhi đang ngày một lớn dần hơn.

Phòng ngừa thiếu máu
Khi mang thai, lượng máu cần cung cấp cho cơ thể nuôi thai nhi là rất lớn, nó tăng lên theo từng thời kỳ. Vitamin B12 – dưỡng chất hỗ trợ sản xuất của các tế bào hồng cầu để cung cấp đủ lượng máu để cơ thể khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.
Tôm là một thực phẩm giàu vitamin B12, mẹ bầu thường xuyên ăn tôm sẽ tránh được chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Cung cấp đủ máu nuôi thai nhi giúp con có sự phát triển ổn định và toàn diện.
Cải thiện trầm cảm
Khi mang thai, phụ nữ thường hay cáu gắt, khó chịu. Do cảm giác buồn chán, mệt mỏi và trầm cảm rất phổ biến ở các mẹ vừa mang thai lần đầu hoặc sau sinh. Bà bầu ăn tôm sẽ giúp tinh thần mẹ được thoải mái hơn. Bởi trong thực phẩm này chứa nhiều omega 3, có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi và trầm cảm ở mẹ bầu.
Giúp da, tóc chắc khỏe
Những thay đổi hormone khi mang thai sẽ biểu hiện trực tiếp trên da và tóc, khiến nhiều mẹ bầu trở nên lo lắng. Lúc này, cơ thể cần một lượng Protein đầy đủ, để giúp nuôi dưỡng lại da và tóc. Đồng thời, protein cũng là thành phần quan trọng của các mô sống, giúp thai nhi hình thành và phát triển khỏe mạnh.
Tôm sẽ là nguồn cung cấp khoáng chất này tuyệt vời. Bổ sung tôm vào chế độ dinh dưỡng hàng này giúp mẹ có được nguồn protein dồi dào.

Món ngon từ tôm tốt cho bà bầu
Đậu trứng hấp tôm
Nguyên liệu
- 300g tôm
- 2 quả trứng gà
- 1 củ cà rốt
- Gia vị
- Hành tỏi ớt
Cách làm
- Bước 1: Tôm sơ chế bóc vỏ bỏ đầu, ướp với 1 chút bột nêm trong 15p.
- Bước 2: Chiên trứng chín và cắt khoanh vừa ăn.
- Bước 3: Xếp cà rốt, đậu trứng vào đĩa sau đó đặt tôm lên trên đậu trứng cho vào xửng hấp 15-20p cho chín tôm, rắc hành ăn nóng.
- Nước chấm: phi thơm hành tỏi, sau đó đổ 1 chút nước tiết ra từ tôm hấp vào, thêm mắm tỏi ớt và chút dầu hào phi thơm đến khi hơi sánh lại là được. Có thể rưới trực tiếp lên món ăn coi như sốt hoặc để chấm.
Tôm rim bơ tỏi
Nguyên liệu
- 300g tôm
- Một ít bơ
- Thìa là, tỏi
- Gia vị
Cách làm
- Bước 1: Tôm sơ chế bỏ vỏ bỏ chỉ lưng. Ướp tôm với 1 chút hạt nêm khoảng 15p.
- Bước 2: Cho vào chảo, tiếp đến cho hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm cùng bơ.
- Bước 3: Sau đó cho tôm vào xào. Xào săn tôm thì pha mắm tỏi ớt chua ngọt cho vào tôm. Rim đến khi cạn nước nêm lại vừa ăn thì bắc xuống rắc thìa là thái nhỏ vào đảo đều.

Lưu ý khi bà bầu ăn tôm
Không ăn tôm tái
Ăn chín uống sôi là nguyên tắc hàng đầu bà bầu phải chú ý. Không riêng gì tôm mà bất kỳ thực phẩm nào, mẹ bầu ăn chế biến chúng thật kỹ trước khi ăn. Tuyệt đối không được ăn thức ăn tái sống. Bởi khi không được nấu kỹ trước khi ăn rất dễ mắc bệnh giun sán.
Vỏ tôm không giàu canxi
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm sẽ bài tiết ra ngoài.
Vỏ tôm chỉ là chất kittin, caasi tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi. Ngoài ra, việc ăn nhiều vỏ tôm có thể khiến mẹ mắc phải chứng khó tiêu.
Tôm không kết hợp với Vitamin C
Không nên nấu tôm chung với các loại rau củ giàu vitamin C; hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm. Vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gậy hại cho cơ thể. Nhưng khi kết hợp chất này với các thực phẩm giàu vitamin C làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3. Assen hóa trị 3 là chất thạch tín, một chất rất độc có thể gây chết người.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn rau tần ô được không?
- Bà bầu ăn dưa muối: Lợi ích hay rủi ro cho bé cưng
- Bà bầu ăn lá mơ và 3 công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua
- Bà bầu ăn hồng xiêm và 5 lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua
- Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên ăn cà muối trong thai kỳ
- Bà bầu ăn đậu bắp: Thực phẩm vàng giúp mẹ có giấc ngủ ngon
- Bà bầu ăn kiwi: Lợi hay hại cho sức khỏe mẹ và bé
- Bà bầu ăn dưa gang và 10 tác dụng tuyệt vời cho mẹ và bé
- Bà bầu ăn mực khô: Con khi sinh ra da có bị đen
Nguồn: Tổng hợp