Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh là một trong những bước ngoặt lớn trong đời bé. Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh cũng gợi cho bố mẹ niềm hạnh phúc khi thấy bé yêu ngày càng phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, đây cũng là giai đoạn mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc cho bé vì vào những thời điểm đó, bố mẹ sẽ nhận thấy rằng tính tình bé sẽ trở nên cáu kỉnh cũng như kén chọn hơn rất nhiều so với bình thường. Bố mẹ hãy cùng với tìm hiểu về những vấn đề thường xảy ra trong quá trình này nhé.
Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh là gì?
Thời điểm khi cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu của bé sơ sinh tăng lên một cách đột ngột thì đó chính là giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Lúc này, một số bộ phận của bé sẽ phát triển tỉ lệ thuận với sự gia tăng nhanh chóng của các tế bào trong cơ thể.
Khi nào thì xảy ra giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh?
Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh có thể diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bố mẹ nên lưu ý sự thay đổi của bé thường diễn ra ở một số độ tuổi, cụ thể là các mốc sau:
- Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt đầu tiên: ở tuần tuổi thứ 2
- Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt II: tuần tuổi thứ 3
- Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt III: tuần tuổi thứ 6
- Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt IV: tháng tuổi thứ 3
- Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt V: tháng tuổi thứ 6
Dấu hiệu cho thấy giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh
Mỗi bé lại có tốc độ phát triển khác nhau chứ không giống nhau hoàn toàn, do đó các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt có thể sẽ xuất hiện sớm hơn hoặc chậm hơn so với các mốc ở trên. Do đó, việc nhận biết được những dấu hiệu khi bé bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn:
1. Thể chất tăng trưởng
Chiều dài cơ thể, cân nặng trung bình (bé trai và bé gái) và chu vi vòng đầu có sự thay đổi theo từng giai đoạn như sau
Khi giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt lần thứ 5 kết thúc, bé sơ sinh sẽ có chiều dài và cân nặng phát triển gấp đôi so với thời điểm tăng trưởng lần đầu tiên. Xương của các bé gái phát triển nhanh hơn nhưng các bé trai lại có tỷ lệ tăng chiều cao tốt hơn. Thông thường sau 7 tháng thì tốc độ tăng trưởng giữa 2 giới sẽ được cân bằng.
2. Bé hay đói bụng hơn
- Cảm giác thèm ăn của bé tăng lên và ăn nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng giúp cho cơ thể tăng trưởng
- Thông thường, khi đã được 6 tháng tuổi và sẵn sàng ăn dặm thì bé sẽ có dấu hiệu ăn nhiều hơn
- Những bé dưới 6 tháng tuổi vẫn còn bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức thì có nhu cầu bú mỗi giờ một lần.
3. Bé ngủ nhiều hơn
- Trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, bé có xu hướng ngủ nhiều hơn. Giấc ngủ sâu và chất lượng sẽ giúp kích thích quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, tạo nhiều điều kiện cho các tế bào cơ thể hình thành;
- Bố mẹ có thể nhận thấy trong thời kỳ tăng trưởng, mỗi ngày bé có thể ngủ thêm khoảng 4 tiếng rưỡi;
- Tùy vào độ tuổi của bé mà tổng số giờ ngủ sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ: trung bình bé 3 tháng tuổi ngủ 14 tiếng/ngày, thế nhưng khi bước giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt, số giờ ngủ của bé có thể lên tới 18,5 tiếng.
4. Có sự thay đổi trong hành vi
- Bé thường cáu kỉnh hơn hoặc bám dính lấy người lớn (đặc biệt là bố mẹ);
- Trong nhiều trường hợp, bé khó chịu là do đói bụng và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được mẹ cho bú;
- Sự thay đổi trong hành vi của bé khi bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt thường khó xác định được nguyên nhân. Nhưng nhiều khả năng sự gia tăng các loại hormone tăng trưởng trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi này.
Mong rằng thông qua bài viết trên về giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể hiểu và nắm rõ được sự thay đổi của bé qua từng thời kỳ cũng như có được cách chăm sóc phù hợp để bé phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily