Không chỉ làm nước sốt hay nấu canh ngon mà các món ăn vặt từ cà chua cũng rất dễ gây nghiện. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi hãy làm thử bánh xốp cà chua cho cả nhà cùng thưởng thức bạn nhé! Tham khảo ngay công thức chế biến từ Medplus nào!
1. Nguyên liệu làm bánh xốp cà chua
- Bột mì 500 Gr
- Men nở 20 Gr
- Sữa tươi không đường 250 ml
- Trứng gà 3 Quả
- Bơ 100 Gr
- Đường trắng 1 Muỗng canh
- Cà chua bi 100 Gr
- Tỏi 2 Tép
- Muối 1/4 Muỗng cà phê
- Dầu olive 1 Muỗng canh
2. Mẹo chọn mua cà chua tươi ngon

- Khi đi chợ chọn mua cà chua, các bạn nên chọn những quả cà chua chín tự nhiên thay vì chín rấm, chín bằng ngâm hóa chất. Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả cà chua căng mọng. Để ý kỹ sẽ thấy những chấm nhũ lấm tấm ở thịt quả cà chua qua vỏ.
- Chọn những quả đỏ hồng, cầm chắc tay không chín quá cũng không xanh quá
- Nếu có thể hãy bổ quả cà chua ra hạt trắng màu vàng thì ngon hơn trắng xanh. Ruột cà chua chín đỏ, mềm và có nhiều bột chứ không phải ruột có nhiều màu xanh
3. Các bước làm bánh xốp cà chua
- Sữa tươi nấu cho hơi ấm. Trộn đều sữa ấm với bột mì và men nở. Để yên bột khoảng 15 phút.
- Trứng gà lấy lòng trắng trứng. Cho đường trắng, bơ chảy, lòng trắng trứng gà vào. Nhào thật kĩ bằng máy hoặc tay. Ủ thêm 30 phút nữa.
- Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cán thành miếng bột dày khoảng 0,5cm rồi dùng khuôn cắt bánh thành những miếng nhỏ.
- Làm nóng 1 muỗng canh dầu ôliu, xào qua cà chua với tỏi, muối. Sau đó xếp cà chua lên bột như trong hình. Quấn thêm viền quanh bánh.
- Cho bánh vào lò, nướng ở nhiệt độ 180ºC trong khoảng 15 phút. Cho bánh cà chua ra đĩa, ăn nóng rất ngon. Nếu thích có thể rắc thêm chút phô mai, sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
4. Lợi ích khi ăn cà chua
4.1 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
- Cà chua là loại thực phẩm có hàm lượng GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết) thấp, điều đó có nghĩa là chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Bởi thế, cà chua có trong hầu hết các chế độ ăn uống tiểu đường.
- Các chất chống oxy hóa lycopene được cho là để giúp khôi phục sự cân bằng sinh hóa đối với những người bị bệnh tiểu đường cũng như hàm lượng chất xơ cải thiện lượng đường trong máu cho người bị tiểu đường cả loại 1 và loại 2.
- Chúng ta có thể giả định hợp lý từ những phát hiện rằng việc tiêu thụ cà chua thường xuyên cũng có lợi cho việc giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở những người khỏe mạnh. Nếu bị bệnh tiểu đường loại 2 thì một chế độ ăn uống không lành mạnh (cộng thêm lối sống ít vận động) là yếu tố nguy cơ lớn nhất.
4.2 Sức khỏe tim mạch:
- Tác dụng của cà chua đối với tim và sức khỏe tim mạch đã được nghiên cứu kỹ. Vitamin C, chất xơ, kali và choline sẽ giúp hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh. Kali hỗ trợ làm giảm huyết áp và vì thế sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng trên tim.
- Hàm lượng lycopene cao trong cà chua đặc biệt tốt trong việc giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Cà chua là một sự lựa chọn tuyệt vời để giúp tim lưu thông máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
4.3 Sức khỏe của xương:
- Lycopene – chất chống oxy hóa này giúp tăng cường xương bằng cách giúp duy trì một tỷ lệ canxi khỏe mạnh trong cơ thể. Lycopene cũng làm giảm sự hình thành và hoạt động của osteoclasts, đó là những tế bào chịu trách nhiệm cho sự mất dinh dưỡng ở xương. Bởi thế, cà chua đặc biệt tốt đối với việc giúp ích cho phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương.
- Và cà chua không chỉ dành cho người lớn tuổi – các nghiên cứu từ lâu cho thấy những người ăn nhiều cà chua có tỷ lệ gãy xương thấp hơn so với những người không ăn nhiều cà chua.
Chỉ mấy bước chế biến cơ bản, bạn đã có được món bánh xốp cà chua thơm ngon lạ miệng đãi cả nhà rồi. Hẳn mọi người sẽ thích thú lắm đây.
Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho từ Medplus cho các bạn khám phá, đừng quên cập thường xuyên nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ cà chua:
- Chia sẻ cách làm cá thu Nhật sốt cà tăng hương vị cho bữa cơm gia đình
- Trổ tài làm nước sốt tại nhà ngon, bổ, hợp vệ sinh
- Hướng dẫn cách làm mứt cà chua ngon tuyệt ai cũng ghiền
- Kẹo cà chua – chua chua ngọt ngọt ăn không biết chán
Nguồn: Tổng hợp