Ruột là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong chu trình hoạt động của cơ thể người. Khi bị tắc ruột, bệnh sẽ tiến triển thành mức độ nguy hiểm trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh tắc ruột là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Tắc ruột là gì?
Tắc ruột là sự ngưng trệ tạm thời lưu thông đường ruột. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất sau khi phẫu thuật bụng, đặc biệt là khi ruột đã được đụng phải. Triệu chứng là buồn nôn, nôn và khó chịu mơ hồ ở vùng bụng. Chẩn đoán dựa trên hình ảnh X quang và lâm sàng. Điều trị bao gồm hỗ trợ, đặt sonde dạ dày và truyền dịch.
Các dấu hiệu và triệu chứng tắc ruột
Người bị tắc ruột thường có các triệu chứng:
- Đau, co thắt dạ dày
- Đầy bụng, sưng bụng
- Cảm giác khó chịu ở bụng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng từng ít một
- Đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng
- Mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, nhất là sau khi trải qua phẫu thuật, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Sự tắc nghẽn này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tắc ruột
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột là:
- Phẫu thuật bụng
Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Viêm nhiễm trong và sau phúc mạc (ví dụ, viêm ruột thừa, viêm túi thừathủng ruột loét tá tràng)
- Tụ máu trong và sau phúc mạc (ví dụ, do vỡ phình động mạch chủ bụng, chấn thương bụng kín)
- Rối loạn chuyển hóa (ví dụ, hạ kali huyết)
- Thuốc (ví dụ, opioid, thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn kênh calci)
- Đôi khi bệnh thận hoặc ngực (ví dụ, gãy xương sườn dưới viêm thùy dưới phổi, nhồi máu cơ tim)
Rối loạn dạ dày và nhu động đại tràng sau khi phẫu thuật bụng thường gặp. Ruột non thường ít bị ảnh hưởng nhất, sự vận động và sự hấp thu trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau phẫu thuật. Quá trình làm rỗng dạ dày thường giảm trong khoảng 24 giờ hoặc hơn nữa. Đại tràng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất và có thể không hoạt động trong khoảng từ 48 đến 72 giờ hoặc lâu hơn.
Các yếu tố nguy cơ gây tắc ruột
Một số yếu tố có thể làm tăng khả năng bị tắc ruột bao gồm:
- Tuổi cao
- Các bệnh đường tiêu hóa, như bệnh viêm ruột hay viêm túi thừa
- Mất cân bằng điện giải
- Chấn thương ruột
- Giảm cân quá nhanh
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Nhiễm trùng máu
- Phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu
- Có khối u ác tính (ung thư) ở bụng
Mức độ nghiêm trọng của tắc ruột
Tắc ruột có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và viêm khoang bụng của bạn, được gọi là viêm phúc mạc . Điều này xảy ra khi một phần ruột tắc bị vỡ. Biểu hiện là sốt và đau bụng ngày càng tăng. Tình trạng này là một cấp cứu đe dọa tính mạng cần phẫu thuật ngay.
Một số biến chứng của tắc ruột như:
- Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy
- Mất cân bằng điện giải
- Thủng ruột
- Suy thận
Nếu sự tắc nghẽn ngăn không cho máu đến một đoạn ruột, điều này có thể dẫn đến:
- Nhiễm trùng
- Hoại tử mô ruột
- Thủng ruột
- Nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng
- Suy đa tạng
- Tử vong
Chế độ chăm sóc người bệnh tắc ruột
- Chia bữa ăn thành những bữa nhỏ hơn để giam gánh nặng cho đường tiêu hóa
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn
- Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồ ăn nước,…
- Khi ăn trái cây nên gọt vỏ và loại bỏ rau củ quả già để dễ dàng tiêu hóa hơn
- Hạn chế uống cà phê, tránh các thực phẩm chứa lượng lớn chất xơ như các loại hạt hay ngũ cốc nguyệt hạt
- Tránh các thực phẩm dai như cần tây hoặc thịt khô,…
Một số thay đổi lối sống có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Bao gồm:
- Tập thể dục nhiều hơn
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
- Cố gắng hạn chế căng thẳng
- Tránh hoặc bỏ hút thuốc
- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích do chúng khiến đường ruột bị kích thích.
Nguồn tham khảo: