Bà bầu bị axit uric cao phải làm sao?
Acid uric được hình thành từ quá trình chuyển hóa những hợp chất nhân purin trong cơ thể. Ở điều kiện bình thường, chỉ số acid uric trong máu của phụ nữ mang thai là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Tình trạng chỉ số axit uric cao khi mang thai không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Tình trạng này thường liên quan đến bệnh gút, một dạng của viêm khớp. Ngoài ra, axi uric cao cũng khiến bạn phát triển nguy cơ mắc phải các tình trạng nghiêm trọng như tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ. Vậy bà bầu bị axit uric cao phải làm sao?
Bà bầu bị axit uric cao được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị axit uric cao
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng axit uric cao ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Suy giảm khả năng bài xuất acid uric
Khi cơ thể suy giảm khả năng bài tiết acid uric, thì chỉ số này sẽ lưu giữ lại và ngày một tăng cao. Có đến 90% trường hợp bị tăng chỉ số acid uric khi mang thai là vì nguyên nhân này.
2. Do di truyền
Bên cạnh đó, nguyên nhân này thường mang tính di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ của bạn bị tăng chỉ số acid uric thì bạn cũng có 50% khả năng bị theo. Và một khi bạn nghiện rượu thì căn bệnh này còn đến nhanh hơn.
3. Do thực phẩm
Việc ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ sẽ dẫn đến căn nguyên này. Đây là nguyên nhân thứ ba khiến chỉ số uric acid của bạn tăng cao. Việc ăn nhiều thức ăn chứa purin sẽ làm biến đổi lượng acid uric trong máu. Đặc biệt, bạn càng ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… thì điều này càng dễ xảy đến.
4. Lạm dụng một số loại thuốc
Thêm một lý do gây nên hiện tượng tăng nồng độ acid uric trong máu chính là việc lạm dụng thuốc. Đặc biệt là thiazide, furosemide, aspirin liều thấp, acid nicotinic, … Những thành phần này thường có trong:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc trị lao
- Thuốc trị các vấn đề về da liễu như trị ghẻ cho bà bầu, trị nấm cho bà bầu,…
Các dấu hiệu khi bà bầu bị axit uric cao
Các triệu chứng của axit uric cao thường không rõ ràng, có thể kể đến như:
Sốt, ớn lạnh.
Gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
Khi các tinh thể của axit uric lắng đọng vào một trong các khớp, nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức.
Những tình trạng axit uric cao thường gặp ở bà bầu
- Acid uric cao khi mang thai
- Bị gout khi mang thai.
- Mẹ bầu bị tăng axit uric phải làm thế nào.
- Axit uric cao có nguy hiểm không.
Cách điều trị axit uric cao cho mẹ bầu
Axit uric cao là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị axit uric cao.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị axit uric cao, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Sốt, ớn lạnh.
- Gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
- Các khớp cảm thấy đau nhức.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị axit uric cao tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Tăng cường uống nước.
- Tập thể dục thường xuyên .
- Khám thai định kỳ, giữ mức axit uric trong tầm kiểm soát.
Bà bầu bị axit uric cao có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Axit uric cao trong thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ bầu và bé:
Đối với người mẹ:
Nồng độ axit uric cao trong ba tháng đầu mang thai có thể dẫn đến tiền sản giật và tăng nguy cơ của đái tháo đường thai kỳ. Khoảng 4% mẹ bầu có thể phát triển tình trạng này. Nếu mắc phải, cơ thể của bạn sẽ không thể sản xuất và sử dụng hormone insulin để kiểm soát đường huyết.
Đối với thai nhi:
- Chỉ số axit uric cao khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tình trạng của thai nhi, chẳng hạn như cân nặng.
- Nếu trọng lượng cơ thể không đạt mức tiêu chuẩn, em bé sẽ bị tác động nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
- Ngoài ra, thai nhi cũng có nguy cơ cao mắc phải đái tháo đường và bệnh tim bẩm sinh so với những em bé khác.
Những lưu ý khi bà bầu bị axit uric cao
Bà bầu bị axit uric cao nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu có axit uric cao:
- Sữa, trứng.
- Trái cây và nước trái cây tươi.
- Bơ đậu phộng và các loại hạt.
- Rau diếp, rau cần, dưa chuột, cà chua, rau có màu xanh đậm.
Bà bầu bị axit uric cao không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị axit uric cao không nên ăn:
- Thịt đỏ.
- Nội tạng động vật.
- Một số loại rau như: nấm, măng,…
- Các chất kích thích, rượu, bia,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị axit uric cao phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị axit uric cao trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp