Bà bầu bị thâm môi phải làm sao?
Thời gian mang bầu là khoảng thời gian nhiều chị em bị “xuống sắc” do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nhiều chị em còn thấy hiện tượng môi thâm xuất hiện khi mang thai được 3-6 tháng. Điều này có thể gây không ít rắc rối cho các bà mẹ trong giao tiếp và công việc.Vậy bà bầu bị thâm môi phải làm sao?
Bà bầu bị thâm môi được khuyên nên sử dụng các phương pháp từ thiên nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nếu cần thiết.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị thâm môi
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố sẽ có sự thay đổi đột biến, không ổn định. Điều này kéo theo khá nhiều hệ lụy, một trong số đó chính là hiện tượng đôi môi thâm sạm.
Về bản chất, môi bị thâm là biểu hiện của việc tế bào Melanocytes bị tổn thương, kích thích hắc tố Melanin tăng tiết quá nhiều và tập trung trên vùng môi, khiến môi không còn hồng hào mà trở nên thâm đen và kém mịn màng.
Ngoài ra, môi thâm khi mang thai còn có thể do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Uống nhiều trà và cà phê. Chất caffeine có trong cà phê và trà cũng là một tác nhân làm biến đổi màu môi và khiến răng ố vàng.
- Tác hại của ánh nắng mặt trời: ánh nắng mặt trời có chứa tia UV làm kích thích sản sinh hắc sắc tố melanine, từ đó khiến môi môi thâm xỉn hơn.
- Cơ thể thiếu nước: tình trạng mất nước hoặc cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho môi bị thâm xỉn.
- Thói quen liếm môi, ngậm môi khiến cho môi bị khô và xỉn màu.
- Do lạm dụng son, sử dụng son nhiều chì, son kém chất lượng.
- Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với khói thuốc.
Những tình trạng thâm môi thường gặp ở bà bầu
- Cách trị thâm môi cho bà bầu.
- Mặt nạ ngủ môi cho bà bầu.
- Tẩy thâm môi.
- Cách dưỡng môi cho bà bầu.
- Cách làm môi hồng tự nhiên nhanh nhất.
Cách điều trị thâm môi cho mẹ bầu
Thâm môi tuy không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho phụ nữ mất tự tin vì sự xuống sắc của mình. Môi thâm sẽ khiến cho gương mặt trở nên nhợt nhạt và kém duyên, ảnh hưởng khá nhiều đến chị em trong cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị thâm môi.
1. Sử dụng lựu và sữa tươi
Lựu giàu vitamin C cùng với chất chống oxy hóa, là một loại trái cây nổi danh về khả năng làm hồng môi thâm độc đáo.
Chuẩn bị: 1 quả lựu đỏ và 1 thìa sữa tươi không đường
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn tách lấy hạt lựu đỏ rồi ép thành nước cốt. Cho 1 thìa nước ép lựu trộn chung với 1 thìa sữa tươi không đường vào bát thành hỗn hợp.
- Thoa hỗn hợp lựu và sữa tươi lên trên môi, massage nhẹ nhàng trong vài phút để hỗn hợp thấm sâu vào môi.
- Để hỗn hợp lựu và sữa tươi trên môi trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
Nên dùng cách trị thâm môi tại nhà bằng lựu mỗi ngày, vào buổi tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Dùng bơ đậu phộng để trị cho bà bầu bị thâm môi
Bơ đậu phộng hay bơ lạc được chế biến từ lạc rang chín, rất bổ dưỡng. Ngoài giá trị dinh dưỡng thì bơ đậu phộng còn có tác dụng dưỡng ẩm môi và làm hồng môi thâm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Làm sạch môi, thấm khô và thoa một lớp bơ đậu phộng lên môi.
- Mẹ bầu nên massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút, sau đó để bơ đậu phộng trên môi khoảng 30 phút rồi dùng khăn giấy lau sạch. Hoặc để bơ đậu phộng trên môi qua đêm để dưỡng môi cũng rất tốt đấy.
3. Trị môi thâm bằng dầu dừa hoặc dầu oliu
Mẹ bầu có thể dầu dừa/dầu oliu khác nhau để trị môi thâm. Đây là phương pháp thường được áp dụng nhất và cũng thích hợp cho bà bầu nhất đó chính là thoa trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên trên môi. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn nên thoa một lớp mỏng dầu dừa hoặc dầu oliu lên trên môi nhằm dưỡng ẩm và cải thiện sắc tố môi của mình.
4. Sử dụng cà rốt
Cà rốt rất giàu beta-carotene, một chất tiền vitamin A có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy sử dụng cà rốt là phương pháp rất hữu hiệu để các bà bầu cải thiện tình trạng thâm môi.
Chuẩn bị:
- 1 củ dền tía nhỏ.
- 1 củ cà rốt nhỏ.
- 2 thìa dầu ô liu (hoặc dầu hạnh nhân).
- 2 thìa mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu: củ dền và cà rốt bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
- Cho hỗn hợp củ dền và cà rốt vào lọ và thêm 2 thìa mật ong, 2 thìa dầu oliu vào trộn đều.
- Trước khi trị môi thâm bạn nên tẩy da chết cho môi. Sau đó rửa sạch, thấm khô và bôi hỗn hợp cà rốt vừa mới tạo thành lên trên môi. Để hiệu quả bạn nên để hỗn hợp này trên môi qua đêm, hoặc ít nhất là 30 phút rồi mới rửa lại nhé.
Bà bầu bị thâm môi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Thâm môi là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chủ yếu của nó do sự thay đổi nội tiết tố mà ra. Vì vậy, nếu trong thai kỳ mẹ bầu bị thâm môi thì không cần quá lo lắng. Nó sẽ không có bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, tình trạng thâm môi sẽ dần được cải thiện sau khi sinh và môi có thể tự phục hồi sau khi sinh 3 tháng.
Những lưu ý khi bà bầu bị thâm môi
Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý để cải thiện tình trạng thâm môi khi mang thai:
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau củ, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể thông qua thực phẩm.
- Thường xuyên massage môi đều đặn.
- Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê, rượu,…
- Bảo vệ môi khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mỗi khi ra ngoài.
- Không liếm môi, ngậm môi.
- Hạn chế sử dụng son môi. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng, son làm từ thiên nhiên khi cần thiết.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị thâm môi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị thâm môi trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp