Bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao?
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành từ độ tuổi 18-25. Do đó cũng có khá nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn mọc răng khôn. Về cơ bản thì răng khôn không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, Ở độ tuổi này, cung hàm đã phát triển toàn diện, việc không đủ không gian này sẽ khiến cho răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt. Việc xử lý không đúng quy trình cũng như tùy tiện điều trị sẽ dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao?
Bà bầu bị đau răng khôn được khuyên nên đến gặp nha sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau răng khôn
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 có vị trí nằm ở phía trong cùng của hàm răng, và thường mọc khi con người đã trưởng thành. Do đó, khi mọc răng khôn sẽ diễn ra quá trình tách xương hàm và tách nướu gây đau nhức cho bệnh nhân.
Nếu răng khôn có đủ cơ hội để mọc ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ bầu sẽ chỉ đau nhức một chút trong giai đoạn răng bắt đầu tách lợi để nhú lên. Trong trường hợp răng khôn bị chèn ép, dẫn đến mọc ngang, mọc lệch hoặc mọc ngầm… thì cơn đau sẽ trở nên kinh khủng hơn bao giờ hết. Lúc đó, sự khó chịu không dừng lại ở việc lợi bị sưng gây cộm vướng, hay những cơn đau bất chợt theo từng giai đoạn nhỏ nữa. Mà sự đau nhức sẽ gần như “hoành hành” toàn bộ nửa đầu phía bên có răng mọc.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau răng khôn
Những cơn đau khi mọc răng khôn còn có thể:
Lấn thẳng tới thái dương của mẹ.
Khiến mẹ bầu choáng váng, mệt mỏi.
Tình trạng đau răng khôn còn khiến mẹ ăn kém hơn.
Những tình trạng đau răng khôn thường gặp ở bà bầu
- Chữa đau răng khôn cho bà bầu.
- Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai.
- Cách giảm đau khi mọc răng khôn cho bà bầu.
- Nhổ răng khôn khi mang thai.
- Thuốc trị nhức răng cho bà bầu.
- Không biết có thai đi nhổ răng khôn.
Cách giảm đau răng khôn cho mẹ bầu
Đau răng khôn tuy không phải là một tình trạng quá nguy hiểm, nhưng làm cho mẹ bầu rất khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp giúp giảm đau hiệu quả cho bà bầu bị đau răng khôn.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của nha sĩ
Đối với những mẹ bầu bị đau răng khôn, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được đánh giá chính xác về tình trạng răng và sức khỏe mẹ bầu. Từ đó có thể đưa ra quyết định nhổ bỏ răng khôn nếu như chiếc răng này có khả năng gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe.
2. Một số phương pháp giảm đau tại nhà
- Sử dụng nước muối ấm để súc miệng.
- Chườm nước đá lạnh hoặc nước nóng. Chườm nóng hoặc lạnh là 1 giải pháp gây tê tạm thời khá hiệu quả dành cho vùng răng bị đau. Khi cơn đau trở nên khó chịu hơn hết, hãy lập tức sử dụng túi chườm hoặc miếng dán hạ sốt để áp vào vùng răng bị đau.
- Tỏi tươi trị đau – tăng đề kháng hiệu quả. Khi cơn đau buốt do răng khôn gây ra khiến mẹ bầu khó chịu, chỉ cần nhai sống 1 nhánh tỏi, hoặc giã nát cùng muối trắng sau đó đắp lên chỗ đau răng khoảng 10 phút là được.
- Sử dụng lá lốt giúp giảm đau răng. Trong lá lốt có 1 loại tinh dầu kết hợp cùng Alcaloid có khả năng giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần lấy lá, thân, rễ làm sạch, sắc nước đặc và ngậm nước cốt khoảng 5 phút mỗi lần đau. Cơn đau răng khôn sẽ dần thuyên giảm và biến mất chỉ sau 3-4 ngày.
- Dùng bột nghệ. Khi bị sâu răng, đau nhức răng, bà bầu hãy lấy một chút bột nghệ nhét vào răng bị đau để bột nghệ phát huy công dụng của nó.
Bà bầu bị đau răng khôn có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu được điều trị kịp thời, đúng cách, mẹ bầu bị đau răng khôn vẫn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau răng khôn kéo dài có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng cho bà bầu như:
- Viêm lợi.
- Tổn thương răng bên cạnh.
- Tổn thương má trong.
- Sưng lợi trùm.
- Sâu răng.
Ngoài ra, khi răng khôn mọc gây đau nhức, sốt, hoạt động nhai kém sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và gây cản trở việc ăn uống của thai phụ. Tình trạng ăn uống kém dinh dưỡng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến thai nhi sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dinh dưỡng, còi xương,…
Những lưu ý khi bà bầu bị đau răng khôn
Bà bầu bị đau răng khôn nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu đau răng khôn:
- Những thực phẩm mềm, dạng lỏng dễ nuốt như cháo, súp, phở, đồ hầm,…
- Các loại rau củ, trái cây cũng cần được bổ sung liên tục để cơ thể tăng cường khả năng đào thải độc tố, giúp giảm sốt khi mọc răng hiệu quả.
- Sinh tố trái cây.
- Các loại thực phẩm được làm từ sữa.
Bà bầu bị đau răng khôn không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị đau răng khôn không nên ăn:
- Những thực phẩm có chứa nhiều đường, chất tạo ngọt như bánh kẹo, trái cây khô, nước ngọt,…
- Các loại thực phẩm quá nóng, hay quá lạnh.
- Những đồ ăn cứng, dai hoặc dẻo sẽ khiến hàm phải tạo 1 lực lớn để nghiền, xé chúng.
- Đau răng khôn không nên ăn thịt gà, xôi, gạo nếp,… sẽ gây sưng nướu.
- Cũng không nên dùng đồ uống có ga vì dễ gây kích thích nướu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau răng khôn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị đau răng khôn trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp