Trẻ bị tay chân miệng có sao không? Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng có sao không?
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng luôn là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh có con nhỏ. Bởi vì đây là bệnh rất phổ biến và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tay chân miệng cũng là bệnh nguy hiểm do có tỷ lệ gây tử vong cao. Bệnh có khả năng truyền nhiễm qua đường tiếp xúc. Đặc điểm này làm dịch dễ bùng phát trong môi trường nhà trẻ. Dù phổ biến nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus. Nhưng may mắn là đa số các trường hợp đều nhẹ và có thể theo dõi tại nhà.
Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng
Để việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng được hiệu quả, bạn cần hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tay chân miệng là do virus coxsackie A16. Một số ít trường hợp là do virus Entero 71 hoặc một số loại virus khác. Các virus này có thể được tìm thấy trong ruột (phân) và chất dịch ở mũi và cổ họng. Chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đã bị nhiễm bệnh.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh gồm:
Các yếu tố có thể khiến bé tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Độ tuổi. Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi.
- Thường xuyên ở nơi công cộng. Vì bệnh tay chân mệnh là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan giữa người với người nên càng tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài trẻ càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ít vệ sinh cá nhân. Điều này sẽ giúp virus có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả tại nhà
- Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
- Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
- Vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
- Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ (thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút).
- Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu: cháo, sữa; chia nhỏ bữa.
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, dùng xanh – methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.
- Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
- Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời: Mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi). Giật mình >2 lần/30 phút.
Các loại thực phẩm hỗ trợ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tốt nhất
Trứng
Trứng có chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé. Không những vậy, các món ăn được chế biến từ trứng thường mềm nên không khiến bé cảm thấy đau đớn trong quá trình nhai nuốt.
Nước dừa
Mất nước là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên cho bé uống nước thường xuyên. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho bé uống thêm nước dừa bởi đây là một loại thức uống thơm, mát, mùi vị dễ uống, có thể làm dịu các vết loét. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp thêm các chất điện giải rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đừng quên cháo loãng hoặc súp
Khi bị tay chân miệng, mỗi ngày, bé cần được cung cấp một lượng tinh bột nhất định để có đủ sức khỏe chống lại các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các món ăn như cơm, cháo đặc có thể làm cho bé khó ăn vì gây ra đau đớn khi nhai nuốt. Để giúp bé, bạn có thể cho bé ăn cháo loãng hoặc súp để thay thế.
Đu đủ
Đu đủ là loại quả có vị ngọt, mềm, mát, khi ăn sẽ giúp làm dịu các cơn đau trong khoang miệng. Không những vậy, trong đu đủ còn có chứa rất nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng. Từ đó, bé sẽ đủ sức để vượt qua các triệu chứng của bệnh dễ dàng hơn.
Dưa hấu hỗ trợ rất tốt khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Vitamin C giúp ngăn các vết loét lan rộng. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ăn những trái cây thuộc họ cam chanh, kiwi hay cà chua. Bởi vị chua của những loại trái cây này sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng xót và đau đớn. Thay vào đó, dưa hấu sẽ là sự lựa chọn tốt hơn rất nhiều. Bởi loại trái cây này không chỉ có vị ngọt, mềm, mát mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ và ngăn không cho các vết loét trở nên nghiêm trọng.
Phòng ngừa trẻ bị tay chân miệng
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên các biện pháp phòng ngừa bệnh như:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt là sau khi thay tã lót.
- Giặt sạch quần áo bẩn.
- Gọi ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn và không có dấu hiệu phục hồi trong vòng 2 tuần.
- Cách ly trẻ bi bệnh xa khỏi các trẻ khác để tránh lây lan.
- Sử dụng acetaminophen hoặc miếng bọt biển ấm tắm khi sốt.
- Không dùng aspirin để giảm sốt.
- Đun sôi núm vú bình sữa và đồ dùng ăn uống sau khi sử dụng.
- Cho con bạn dùng nước muối để súc miệng.
- Để trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt.
- Cho con bạn uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm.
- Gọi cho bác sĩ nếu con bạn sốt cao hoặc gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
Lời kết
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng quan trọng nhất cần giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật hơn. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cảm cúm hiệu quả tại nhà
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau tăng trưởng giúp giảm đau hiệu quả
- Cách chăm sóc trẻ bị ho gà giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh
Nguồn: Tham khảo