Do khung xương của trẻ sơ sinh còn rất yếu cho nên khi bế đứng trẻ sơ sinh, mẹ cần phải hết sức thận trọng để không gây ra bất cứ tổn thương nào cho con. Đồng thời, khi cơ thể trẻ chưa thật sự cứng cáp thì mẹ nên suy nghĩ về việc có nên bế đứng trẻ sơ sinh hay không, vì ở tư thế này, cổ và xương sống của trẻ sẽ phải chịu áp lực rất nhiều.
Khi nào có thể bế đứng trẻ sơ sinh?
Không biết lời đồn trẻ 3 tháng tuổi thì có thể bế đứng được rồi xuất hiện từ khi nào, nhưng rất nhiều mẹ lại tin tưởng vào điều này. Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong giai đoạn bé từ 0 – 3 tháng tuổi, mẹ nên hạn chế bế đứng vì lúc này trọng lượng đầu của bé bằng ¼ cả cơ thể, nếu bế đứng, phần đầu của bé sẽ dồn áp lực lớn lên xương cột sống, về lâu dài cột sống có thể ảnh hưởng.
Ở một số trường hợp, mẹ sẽ phải giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng cho bé. Để bảo đảm an toàn và tránh gây tổn thương cho bé, mẹ nên một tay mẹ đỡ lấy phần đầu và cổ của bé, tay còn lại thì đỡ phần thân dưới và mông sao cho phần thân áp vào ngực mẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên để mặt bé úp vào người của mẹ vì có thể ảnh hưởng tới hô hấp của bé, do đó khi bế đứng, mẹ hãy xoay mặt bé ra bên ngoài nhé.
Cách bế trẻ sơ sinh đúng đắn theo từng tháng tuổi
Trẻ mới sinh cần được đỡ chắc ở phần đầu và mông. Khi bế, cơ thể bé cách mặt bạn khoảng 30-45cm. Ba mẹ nên tháo hết phụ kiện, trang sức trên tay, cổ hoặc tai để tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé trong khi ẵm bồng. Có thể xoa hai tay để tạo hơi ấm trước khi bế trẻ. Cố gắng giao tiếp với bé trong lúc bế, chẳng hạn như mỉm cười, trò chuyện, hát ru, đung đưa nhịp nhàng khi trẻ quấy khóc. Khi bế bé lên từ giường, mẹ ôm bé chặt, 2 mặt kề sát nhau trong khi đang cố định cơ thể bé vào ngực mình. Với trẻ 0-2 tháng tuổi, khi cho bé bú, mẹ có thể bọc bé trong khăn để tạo cảm giác yên tâm cho con khi ăn sữa mẹ.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng tuổi
- Ở giai đoạn này, cổ và xương sống của bé vẫn cực kỳ non nớt, cho nên, bế bé theo phương nằm ngang là thích hợp nhất. Tuyệt đối không được dùng tay xốc thẳng lưng bé lên nếu không muốn trẻ bị vẹo cổ. Tham khảo thêm tại cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Khi muốn bế con, mẹ cần biết cách bế trẻ sơ sinh đúng đắn, hãy đỡ phần đầu của bé lên trước, sau đó luồn tay đỡ lấy phần cổ của bé lên, dùng tay còn lại nâng phần mông và lưng của con lên một cách nhẹ nhàng, sau đó ôm gọn vào lòng. Tuyệt đối không bế xốc hoặc bế thẳng đứng bé trong thời gian này, mẹ có thể làm cho bé bị vẹo cổ và gây ra các tật ở xương cổ bé sau này.
- Đối với tư thế cho bé bú, mẹ nên chú ý đến tư thế bế của mình đảm bảo cho bé bú đủ và tạo cảm giác thoải mái cho bé, cần để cơ thể bé nằm xuôi theo một đường thẳng, áp bụng mẹ vào bụng bé, mặt bé quay vào đầu vú mẹ, hãy nâng đỡ phía dưới bầu vú bạn bằng ngón giữa, ngón áp út và ngón út, đồng thời dùng ngón trỏ nâng cao đầu vú lên.
- Khi bé bú xong, hãy áp phần thân bé vào ngực mình, phần cổ và đầu bé tựa vào vai bạn rồi nhẹ nhàng vỗ lưng bé từ 3-5 cái giúp trẻ ợ hơi, sau đó đỡ lấy phần cổ và đầu bé, nhẹ nhàng xoay bé về tư thế bình thường hoặc đặt bé nằm xuống. Theo lời khuyên của các chuyên gia, ở độ tuổi này, bé nên nằm ngủ ở tư thế ngửa, sẽ an toàn nhất, tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh khi đang ngủ.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 3-5 tháng tuổi
- Vào thời điểm này, trẻ đã có thể ngóc đầu khi nằm sấp và giữ yên vài phút. Mặc dù vậy, mẹ vẫn không nên bế bé thẳng đứng quá lâu, bởi cơ thể trẻ vẫn chưa đạt độ cứng cáp nhất định. Tư thế bế trẻ tốt nhất là theo hướng nghiêng. Bên cạnh cách bế trẻ sơ sinh, đặt trẻ xuống cũng rất quan trọng. Khi đặt bé xuống, mẹ phải giữ đầu bé cẩn thận, các động tán phải nhẹ nhàng sao cho xương sống, cổ và đầu bé được nâng đỡ.
- Khi bé đã được 3 tháng tuổi, lúc này đầu của bé đã cứng cáp hơn, mẹ có thể bế bé theo phương thẳng đứng, đặt mông của bé lên cánh tay, dùng tay còn lại đỡ lấy cổ và lưng của bé, áp sáp bé vào ngực của mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, không nên bế bé thẳng đứng quá lâu, sẽ gây áp lực lên cột sống, vì lúc này xương của bé vẫn chưa được hoàn thiện.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở đi
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể bế bé một cách thoải mái theo phương đứng hay nghiêng, nhưng đối với việc bế ngang hông thì nên để bé tròn 1 tuổi, để tránh tạo dáng đi xấu cho bé sau này. Tham khảo thêm các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily