A. Thông tin về Kim tiền thảo
Kim tiền thảo còn được gọi là rau má lông, liên tiền thảo, rau má thìa.
Tên khoa học: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
Họ: Fabaceae (Đậu).
1. Đặc điểm của cây
- Thuộc loại cây thảo, mọc bò, sau đứng thẳng, cao 0.3 – 0.5 m. Ngọn non dẹt, có khía và lông tơ trắng.
- Lá mọc so le, gồm 1 (đa số) hoặc 3 lá chét hình tròn, dài 1.5 – 3.4 cm.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn thân thành chùm ngắn hơn lá.
- Quả đầu hơi cong, hạt có lông.
- Mùa hoa quả: tháng 3 – 5.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Ở Việt Nam, ta thường gặp Kim tiền thảo ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía bắc, từ Nghệ an trở ra.
Các tỉnh có nhiều là Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tây, Hòa Bình…
3. Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất thu hái vào mùa hạ, thu.
Cây được loại bỏ tạp chất, phơi hoặc sấy khô.
4. Thành phần hóa học
- Flavonoids
- Alkaloids
- Terpenoidsyas
- Ngoài ra còn có: các hợp chất Steroides, Phenolic acid, Polysaccharid, Tinh dầu dễ bay hơi.
- Ở Việt Nam, Kim tiền thảo có fIavonoid 0,46 % và saponin 3,1 %.
B. Vị thuốc và Công dụng
1. Vị thuốc
Vị thuốc Kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát
Quy kinh: vào các kinh: can, thận, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu.
2. Công dụng
Kim tiền thảo được dùng chữa sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng, nhiệt lâm, thạch lâm
3. Liều dùng
Dùng hằng ngày: 15 – 30 g, sắc nước uống.
C. Các bài thuốc trị bệnh từ Kim tiền thảo
1. Chữa sỏi đường tiết niệu
- Kim tiền thảo 30g, hải kim sa 15g (gói trong vải), đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoài ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g. Sắc nước uống.
- Kim tiền thảo 30g; xa tiền tử 15g; chích sơn giáp, thanh bì, ô dược, đào nhân mỗi vi 10g; xuyên ngưu tất 12g. Sắc nước uống.
- Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, tỳ giải 20g, trạch tả 12g, uất kim 12g, ngưu tất 12g, kê nội kim 8g. Các vị trên thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày. Nếu đái ra máu thêm nhọ nồi 16g.
- Kim tiền thảo, mã đề, rễ dền gai (sao vàng), rễ thiên lý, vỏ bí đạo, rễ cỏ tranh, dâu đen (sao thơm); mỗi vị 12g, sắc nước uống.
2. Chữa sỏi đường mật
- Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 10 -15g, xuyên luyên tử 10g, hoàng tinh 10g, sinh đại hoàng 10g. Sắc nước uống.
- Kim tiền thảo 20g; rau má tươi 20g; nghệ vàng 8g; cỏ xước 20g; hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu, mỗi vị 12g; mề gà 6g; hải tảo 8g; nước 500 ml. Sắc còn 200 ml, uống làm một lần lúc đói, hoặc sắc uống làm hai lần trong ngày.
3. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật
Kim tiền thảo 40g; mộc thông,ngưu tất mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Kim tiền thảo cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.