Theo sách Đông Y ghi chép Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao, bổ ích tinh bất túc,minh mục, an thần. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản của Kỷ Tử

1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Câu kỷ tử
- Tên khoa học: Lycium sinense Mill.
- Họ: Cà (Solanaceae).
2. Mô tả Kỷ Tử
- Cây khởi tử là một loại cây nhỏ, cao 0,5-1,5m cành nhỏ, tỉnh thoảng có gai ngắn mọc ở kẽ lá, dài 5cm. Lá mọc so le một số mọc vòng tại một điểm. Cuống lá ngắn 2-6mm.
- Phiến lá hình mác, đầu lá và phía cuống của lá đều hẹp, hơi nhọn, dài 2-6cm, rộng 0,62-5cm, mép lá nguyên.
- Hoa nhỏ mọc đơn độc ở kẽ lá hoặc có một số hoa mọc tụ lại.
- Cánh hoa màu tím đỏ.
- Quả mọng hình trứng dài 0,5-2cm, đường kính 4-8mm. Khi chín có màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ. Hạt nhiều, hình thận, dẹt, dài 2-2,5mm.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Các loài hoàng liên ô rô phân bố ở các vùng ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới châu Á như Trung Quốc, Nê Pan, Ấn Độ và một số nước Trung Á.
- Ở Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc. Các tỉnh có nhiều cây thuốc này nhất là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và Điện Biên hoặc ven rừng một số núi cao như Phan-xi-păng ( Lâm Đồng ), Bát Xát ( Lào Cai).
Thu hoạch
- Mùa hoa: tháng 6-9
- Mùa quả: tháng 7-10.
- Sau 3 năm có thể thu hoạch. Thời kỳ thu hoạch kéo dài 20-30 năm nhưng thu hoạch cao nhất vào năm thứ 10.
- Cho đến nay, kỷ tử vẫn phần lớn nhập của Trung Quốc. Tại Trung Quốc người ta trồng ở nhiều tỉnh, tại những tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam đều có. Ngoài ra cây còn mọc và được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên.
Bộ phận dùng
- Quả thường dùng sống hoặc tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ (dưới 50oC) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát.
- Phần vỏ quả có màu đỏ tươi hoặc tím, nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có vệt ở cuống quả.
Chế biến
- Quả thường dùng sống hoặc tẩm rượu sao, đem sắc ngay hoặc sấy nhẹ (dưới 50oC) đến khô giòn, tán bột hoặc phun rượu cho quả trở nên đỏ tươi, khi dùng giã nát.
Công dụng và tác dụng chính của Kỷ Tử
A. Thành phần hoá học
- Theo Từ Quốc Vân và Triệu Thủ Huấn trong 100g quả có 3,96mg caroten; 150mg canxi; 6,7mg P; 3,4 mg sắt; 3mg Vitamin C; 1,7mg axit nicotinic; 0,23mg amon sunfat.
- Theo một tác giả khác (Ibraghinmôv) trong khởi tử có lyxin, cholin, betain 2,2% chất béo và 4,6% chất protein, axit xyanhydric và có thể có atropin.
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng
- Cải thiện và điều tiết chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết khâu não – tuyến thượng thận – tuyến tiền liệt.
- Bảo vệ gan, ức chế sự lắng đọng mỡ trong gan, đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.
- Điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Hạ và làm chậm sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
- Hạ huyết áp và giãn mạch.
- Đấy nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Chống phóng xạ, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể.
- Hạ đường huyết.
Liều dùng
- 6-15g dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Công dụng và tính vị
- Khởi tử được coi là một vị thuốc bổ toàn thân, dùng trong các bệnh đái đường (phối hợp với các vị thuốc khác), ho lao, viêm phổi, mệt nhọc, gầy yếu, bổ tinh khí, giữ cho người trẻ lâu.
- Theo tài liệu cổ, khởi tử có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh phế, can và thận. Có tác dụng bổ can thận, nhuận phế táo, mạnh gân cốt. Dùng chữa chân tay yếu mỏi, mắt mờ, di mộng tinh.
Bài thuốc sử dụng đến Kỷ Tử
1/ Rượu khởi tử:
- Khởi tử 600g, rượu (35-40°) 2 lít. Giã nhỏ khởi tử. Cho rượu vào ngâm trong 2 tuần lễ trở lên. Lọc lấy rượu mà uống. Ngày uống 1-2. cốc con làm thuốc bổ.
2/ Đơn thuốc bổ chữa di tinh:
- Khởi tử 6g, sinh khương 2g, nhục thong dong 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
3/ Hữu quy hoàn:
- Thục địa 32g, Sơn dược sao 16g, Sơn thù 12g, Câu kỷ tử 16g, Đỗ trọng (tẩm gừng sao) 16g, Thỏ ty tử 16g, Thục Phụ tử 8 – 14g, Nhục quế 8 – 16g, Đương quy 12g, Lộc giác giao 16g.
Cách dùng:
- Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g, có thể làm thuốc thang sắc uống.
Tác dụng:
- Ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết.
Chủ trị:
- Các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy. Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.
Ngoài ra, MedPlus xin giới thiệu đọc giả về canh kỵ tử
-
Để làm món này cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:30g kỷ tử loại 1, 1-2 quả trứng gà tươi. Cách làm: Trứng luộc chín bóc vỏ, dùng vật nhọn đâm tạo lỗ trên thân quả trứng. Sau đó cho trứng gà và kỷ tử vào nồi, châm nước ninh bằng lửa nhỏ cho trứng gà ngấm vị thuốc. Hàng ngày hai bữa sáng tối uống canh ăn cái, ăn liền trong 3-5 ngày sẽ có tác dụng trị bệnh khó nói cho “cậu nhỏ” hiệu quả.

Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam