Vịt sốt mận chua là món ăn lạ miệng cho ngày cuối tuần. Thịt vịt nóng giòn thấm đượm sốt mận chua chua ngọt ngọt ăn cùng rau xà lách thì ngon tuyệt. Vậy hãy cùng Medplus bắt tay vào bếp nhé
Bật mí cách làm vịt sốt mận chua ngon bá cháy
Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon cho món vịt sốt mận chua
Vịt đang sống
Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ một vài lứa có thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống.
Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Vịt làm sẵn
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Mẹo khử mùi hôi để món vịt sốt mận chua thêm đậm đà
Vịt thường có mùi hôi đặc trưng nhưng nếu biết cách xử lý sẽ hết sạch mùi hôi này.
Để khử mùi hôi có sẵn, vịt sau khi làm sạch xong thì lấy muối xát quanh mình vịt. Tiếp tục cắt đôi một quả chanh, chà một lần nữa lên khắp mình vịt rồi rửa lại thật sạch, để ráo nước trước khi chế biến.
Hoặc bạn có thể dùng gừng đập dập trà khắp thân vịt rồi rửa sạch cũng khử mùi hôi rất tốt đấy nhé!
Trước khi chế biến, bạn hãy thả con vịt vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi.
Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh. Vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe.
Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra nhé!
Công dụng món vịt sốt mận chua
Thịt vịt
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
- Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
- Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Sốt mận
Quả mận giàu chất xơ, không có chất béo hoặc cholesterol xấu. Một quả mận chỉ chứa 30 calo, 6,5 g đường, 0,5 g protein và 1 g chất xơ.
- Tốt cho xương khớp
- Cải thiện trí nhớ
- Kiểm soát lượng đường trong máu
- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm cân
- Ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực
Cách bảo quản vịt sốt mận chua
Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát
Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.
Nếu cấp đông thịt thì cần bao bọc thật nhiều lớp để đảm bảo không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị.
Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Lưu ý khi ăn vịt sốt mận chua
Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang.
Người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Ai không nên ăn vịt sốt mận chua
- Người bị bệnh gout
- Người bị ho
- Người có thể chất yếu, lạnh
- Người đang bị cảm
- Bệnh nhân vừa phẫu thuật
Vịt sốt mận chua món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Thịt vịt mềm thấm đượm gia vị chua chua ngọt ngọt ăn ngon bá cháy. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Thịt vịt xào sả ớt món ăn thanh đạm cho bữa ăn cuối tuần
- Vịt kho khoai lang điểm tô cho thực đơn gia đình bạn
- Giải nhiệt cơ thể với món cháo vịt đậu xanh ngon tê tái
- Vịt om rau củ cùng nhau thưởng thức ấm áp bên gia đình
- Vịt nướng riềng mẻ ăn ngon bá cháy, lấy lòng cả nhà
- Thịt vịt nấu giả cầy món ăn đặc trưng, ai ăn cũng tấm tắc khen ngon
Nguồn: Tổng hợp
Vịt sốt mận chua
Ingredients
- Thịt vịt 1 con
- Hạt tiêu 1/2 muỗng cà phê (Trắng)
- Muối 1 muỗng cà phê
- Hành tây 3 củ (Xắt lát)
- Gừng băm 1/4 muỗng cà phê
- Hành tím 5 củ (Xắt mỏng)
- Trái mận 350 ml (Nước sốt)
- Vỏ cam 4 miếng
- Trái mận 6 quả (Muối)
- Dầu ăn 1.5 muỗng canh
- Nước dùng gà 350 ml
- Giấm gạo 1 muỗng canh
- Tỏi băm 2 tép
Instructions
Bước 1:
Vịt sau khi làm sạch lông, ruột thì dùng rượu trắng rửa sạch, xả nước rồi lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy. Chặt bỏ phần chân, phao câu, đầu và cổ. Tiếp theo, trộn muối, hạt tiêu trắng và gừng trong một bát nhỏ rồi chà xát đều lên con vịt (cả trong và ngoài). Sau công đoạn chà, bạn đợi nửa tiếng để thịt vịt ngấm gia vị.
Bước 2:
Đun nóng dầu trong một nồi lớn trên bếp gas, ở mức lửa vừa, cho vịt vào chiên. Bạn cần sử dụng nồi có thể dùng được trong lò nướng. Để món vịt sốt mận ngon nhất có thể, phần da phải hơi giòn nhưng thịt chỉ vừa chín, không quá kỹ. Sau khi thấy phần da chuyển sang màu hơi vàng, bạn lấy con vịt bỏ ra đĩa.
Bước 3:
Bật sẵn lò nướng ở mức 375 độ F (190 độ C) để nướng vịt. Thêm tỏi, hành tây, hành tím vào nồi vừa rán vịt. Đảo đều trong 3 – 5 phút. Dùng đũa hoặc nĩa để chọc thủng và nghiền nát mận muối. Thêm nước dùng gà, vỏ cam khô, nước sốt mận, mận muối và giấm vào trong nồi và đảo đều cho đến khi hơi sôi. Dùng muỗng quết nước sốt mận lên da vịt và cho một ít hành vào bên trong khoang bụng.
Bước 4:
Dùng muỗng dàn đều phần hành ở đáy nồi, đặt vịt vào nồi (để phần ức ở dưới), đậy nắp và nướng trong lò bật sẵn trong vòng 45 phút. Sau 45 phút, bạn cẩn thận lấy nồi ra khỏi lò nướng để lật vịt. Nếu thấy thịt vịt bị khô, bạn cho thêm một chút nước dùng gà. Tiếp theo, cho nồi vào lò nướng tiếp trong 30 phút. Để tránh bị cháy, cứ 15 phút bạn mở nồi kiểm tra một lần và thêm nước gà nếu thấy trong nồi đã cạn nước sốt.
Bước 5:
Tắt lò, cẩn thận lấy vịt bày ra đĩa. Múc phần nước sốt còn lại vào một bát nhỏ, loại bỏ hạt mận và vỏ cam/quýt. Phần nước sốt này có vị chua ngọt, dùng để ăn kèm với thịt vịt.