Lẩu vịt miền Tây là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ. Thịt vịt thơm mềm được nấu cùng nước dừa và củ cải sẽ làm món ăn càng thơm ngon hơn. Nếu bạn chưa biết cách làm món ăn này hãy để Medplus hướng dẫn bạn nhé.
Bật mí cách làm món lẩu vịt miền Tây
Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu vịt miền Tây
Vịt đang sống
Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng.
Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.

Vịt làm sẵn
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Củ cải trắng
Chọn những củ cải trắng, tươi, vỏ nhẵn, dáng củ thon dần về phía phần đuôi.
Nên chọn củ cải trắng còn tươi ngon, không cần chọn củ quá to và mập mạp để tránh trường hợp bị phun thuốc kích thích.

Mẹo nấu cho món lẩu vịt miền Tây thêm thơm ngon hấp dẫn
Vịt thường có mùi hôi đặc trưng nhưng nếu biết cách xử lý sẽ hết sạch mùi hôi này..
Để khử mùi hôi có sẵn, vịt sau khi làm sạch xong thì lấy muối xát quanh mình vịt. Tiếp tục cắt đôi một quả chanh, chà một lần nữa lên khắp mình vịt rồi rửa lại thật sạch, để ráo nước trước khi chế biến.
Hoặc bạn có thể dùng gừng đập dập trà khắp thân vịt rồi rửa sạch cũng khử mùi hôi rất tốt đấy nhé!
Trước khi chế biến, bạn hãy thả con vịt vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi.
Cách bảo quản nguyên liệu cho món lẩu vịt miền Tây
Món ăn đã chế biến
Vì đây là món dùng ngay khi chế biến, nên bạn cần cân nhắc khẩu phần ăn trong gia đình bạn để tránh tình trạng dư thừa.
Cho thức ăn vào hộp hay túi zip kín miệng và bảo quản trong ngăn mát tối đa 2 ngày

Thịt vịt tươi sống
Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát
Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.
Củ cải trắng
Để củ cải ở nơi mát, ẩm, có thể xếp cạnh các chum, vại nước hoặc buộc kín trong túi nilon, bảo quản trong tủ lạnh vài ngày.
Công dụng lẩu vịt miền Tây
Thịt vịt
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
- Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
- Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.

Củ cải trắng
Củ cải trắng còn được xem là một loại thảo dược quý mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng. Với vị ngọt nhẹ, thanh mát củ cải trắng được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt củ cải trắng còn được ví như “nhân sâm trắng” mang đến tác dụng cực kỳ tốt.
- Củ cải trắng chống ung thư
- Củ cải trắng hỗ trợ tiêu hóa
- Củ cải trắng giúp giữ nước cho cơ thể
- Chữa ho, viêm họng
- Phòng tránh thiếu máu
- Củ cải trắng ngăn ngừa nhiễm virus
- Củ cải trắng có tác dụng làm đẹp da
- Củ cải trắng hỗ trợ giảm cân
Lưu ý khi ăn lẩu vịt miền Tây
Ai không nên ăn lẩu vịt miền Tây
Người đang bị cảm
Thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người
Người đang bị ho
Thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.
Người bị bệnh gout
Trong thành phần của thịt vit có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao
Người có hệ tiêu hóa kém
Bởi thịt vịt chứa nhiều chất béo khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng làm bệnh tình thên nặng hơn.
Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt. Bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Củ cải trắng không nên kết hợp với loại thực phẩm nào?
- Củ cải trắng kỵ với lê, táo, nho
- Không ăn củ cải trắng với nhân sâm
- Tuyệt đối không ăn củ cải với cà rốt
- Củ cải trắng và quả cam
- Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ
Lẩu vịt miền Tây là món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Thịt vịt béo ngậy quyện cùng nước dừa thanh mát và củ cái trắng ngòn ngọt ăn kèm với bún là bá cháy. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Hướng dẫn cách làm vịt nấu tiêu ngon như mẹ nấu
- Gỏi vịt rau muống đơn giản dễ làm ngon ngất ngây
- Lạ miệng với món đùi vịt một nắng chiên giòn quá xá đỉnh, ngon ngất ngây
- Đùi vịt nướng mật ong ngọt ngọt béo béo ăn ngon bá cháy
- Hột vịt lộn xào me món ăn vặt dễ làm ngay tại nhà, ngon bá cháy
- Hướng dẫn chi tiết cách làm vịt chiên sốt đơn giản ngay tại nhà
Nguồn: Tổng hợp
Lẩu vịt miền Tây
Ingredients
- Thịt vịt 1/2 con
- Củ cải trắng 300 gr
- Dừa 2 trái
- Sả 2 cây
- Đậu phộng 100 gr
- Hành tím băm 2 muỗng cà phê
- Tỏi 2 muỗng cà phê (băm)
- Ớt 1 muỗng cà phê (băm)
- Đường trắng 1 muỗng canh
- Dầu ăn 3 muỗng canh
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Rượu trắng 50 ml
- Hạt nêm 1 muỗng cà phê
- Bột ngọt 1 muỗng cà phê Nước 2 lít
Instructions
Bước 1:
Vịt làm sạch, dùng rượu chà xát vào thịt vịt để khử mùi sau đó chặt miếng to. Ướp thịt vịt với đường, hành tím băm, tỏi băm.
Bước 2:
Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc vừa ăn. Sả đập dập, cắt nhỏ.
Bước 3:
Phi thơm sả với dầu ăn, cho thịt vịt vào xào đến khi thịt săn lại. Tiếp đến đổ nước dừa tươi, củ cải trắng, đậu phộng và thêm 2 lít nước vào nồi, nấu sôi.
Bước 4:
Chờ cho thịt vịt chín mềm, nêm hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, ớt băm đến khi vừa ăn. Món ăn đã hoàn thành, thưởng thức ngay nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng