LevoDHG 750 thuộc nhóm thuốc bán theo đơn (Mua khi có đơn của bác sĩ). Bạn muốn tìm hiểu về đối tượng sử dụng thuốc là ai? Liều dùng và cách dùng như thế nào cho hiệu quả? Giá bán là bao nhiêu? Đặc biệt là thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ cần chú ý nào? Hãy cùng Medplus bắt đầu tìm hiểu về những thông tin này nhé!
Thông tin chi tiết
- Ngày kê khai: 16/11/2018
- Số GPLH/ GPNK: VD-30251-18
- Đơn vị kê khai: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
- NĐ/HL: 750mg
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
- Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 7 viên
- Phân loại: KK trong nước
- Thành phần: Thành phần chính là Levofloxacin (dưới dạng levofloxacin hemihydrat) 750 mg cùng các thành phần tá dược khác: Microcrystalline cellulose M101, tinh bột mì, povidon K30, colloidal silicon dioxyd, sodium starch glycolat, talc, magnesi stearat, HPMC 606, HPMC 615, PEG 6000, titan dioxyd, oxyd sắt vàng.
Công dụng – Chỉ định

LevoDHG 750 sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải tình trạng:
- Viêm phổi bệnh viện, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận cấp.
- Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
Chống chỉ định
Không sử dụng LevoDHG 750 đối với các bệnh nhân:
- Quá mẫn cảm với levofloxacin, các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.
- Là trẻ em dưới 18 tuổi.
Liều lượng và Cách dùng
Cách dùng: Dùng trực tiếp bằng đường uống.
Liều dùng: Với công dụng điều trị khác nhau, liều lượng dùng cũng sẽ khác nhau.
- Viêm phổi bệnh viện: 750mg, 1 lần/ ngày, trong 7-14 ngày.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 750mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
- Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da có biến chứng: 750mg x 1 lần/ ngày, trong 7-14 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm thận cấp: 750mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500mg, 1 lần/ ngày, trong 7 ngày. Khuyến cáo nên sử dụng dạng bào chế có hàm lượng phù hợp.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 750mg, 1 lần/ ngày, trong 5 ngày.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:
- Độ thanh thải creatinin 20-49ml/phút: Liều ban đầu là 750mg, liều duy trì 750mg mỗi 48 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10-19ml/phút: Liều ban đầu là 750mg, liều duy trì 500mg mỗi 48 giờ.
- Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: Liều ban đầu 750mg, liều duy trì 500mg mỗi 48 giờ.
>>Xem thêm: Lefvox-250 – Thuốc điều trị Viêm Xoang Cấp / Viêm Phổi Cộng Đồng
Tác dụng phụ
- Tác dụng ít gặp ảnh hưởng đến vấn đề máu là rối loạn số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu, rất hiếm mất bạch cầu hạt. Một số người bệnh đặc biệt bị giảm số lượng hồng cầu rõ rệt và giảm tất cả các tế bào máu.
- Ở da có hiện tượng ngứa ngáy (ít gặp), nổi mẩn đỏ và khó thở (hiếm), rất hiếm gặp tình trạng sưng nhanh và đột ngột cả dưới và trên bề mặt da và niêm mạc, huyết áp giảm, sốc hay giống phản vệ.
- Đối với hệ tiêu hóa thường gặp nhất là bị nôn nao và đi ngoài, ít gặp hơn là lười ăn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu. Còn tác dụng hiếm gặp là xuất hiện máu khi tiêu chảy và rất hiếm gặp trường hợp bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu giảm.
- Hệ thần kinh: Bệnh nhân ít khi có hiểu hiện chóng mặt nhức đầu,rối loạn giấc ngủ. Người bệnh hiếm gặp các triệu chứng như lo lắng, run rẩy, bỏng rát, trầm cảm và rất hiếm khi bị rối loạn các giác quan hay nhược cảm.
- Hệ tim mạch: Nhịp tim bệnh nhân hiếm khi nhanh, huyết áp giảm, rất hiếm khi gặp sốc phản vệ, giống phản vệ.
- Hệ cơ và xương: Hiếm xảy ra triệu chứng đau mỏi cơ, khớp hay gân. Rất hiếm khi bệnh nhân bị đứt gân, yếu cơ tuy nhiên có 1 số trường hợp bị tiêu cơ vân.
- Gan và thận: Bệnh nhân thường xuất hiện trường hợp như tăng enzym gan, ít gặp tăng nồng độ bilirubin và creatinin huyết thanh, viêm gan và suy thận cấp (rất hiếm gặp).
- Người bệnh cũng có thể hay mắc 1 số tác dụng phụ không mong muốn như đau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch. Tác tác dụng ít gặp như nhiễm nấm, suy nhược cơ thể hay tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn, có thể kể đến các tác dụng hiếm gặp như sốt, viêm phổi dị ứng và cuối cùng là các tác dụng rất hiếm như các rối loạn về cơ, viêm mạch máu dị ứng và các rối loạn porphyrin.
Bệnh nhân nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi uống LevoDHG 750, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
- Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin có thể làm giảm hấp thu levofloxacin. Do đó, nên uống cách thời gian uống LevoDHG 750 ít nhất 2 giờ.
- Cần thận trọng khi dùng đồng thời levofloxacin với các thuốc có ảnh hưởng đến sự bài tiết ống thận như probenecid và cimetidin, nhất là đối với bệnh nhân suy thận.
- Cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.
- Levofloxacin làm tăng tác dụng của thuốc kháng vitamin K (warfarin) và tăng nguy cơ rối loạn đường huyết khi dùng đồng thời với các thuốc hạ đường huyết, tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid.
- Calci carbonat, digoxin, glibenclamid, ranitidin: Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.
- Cyclosporin: Thời gian bán thải của cyclosporin tăng lên 33% khi dùng đồng thời với levofloxacin.
- Levofloxacin làm giảm tác dụng của BCG, mycophenolat, sulfonylurea, vaccin thương hàn.
Hình ảnh tham khảo

Thông tin mua thuốc LevoDHG 750
Nơi bán thuốc
Hiện nay, LevoDHG 750 có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán.
Giá bán
Giá bán thuốc LevoDHG 750 theo Cổng công khai y tế (Bản quyền thuộc bộ y tế) là 9.450 VND/Viên
Tuy nhiên, giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được LevoDHG 750 với chất lượng và giá cả hợp lí.
Xem thêm về một số loại thuốc khác dưới đây:
Ckdmyrept Tab. 500mg là thuốc gì? Công dụng và giá bán
Nguồn tham khảo
Kết Luận
Ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khoẻ, dinh dưỡng, thuốc a-z,… Chúng tôi rất mong nhận được cảm nhận và góp ý của bạn dành cho các chuyên mục. Những ý kiến này có thể giúp chúng tôi hoàn thiện các chuyên mục trong tương lai và mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, uy tín, xác thực nhất.