Khi xã hội ngày càng phát triển, sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Người lao động cũng tìm đến các doanh nghiệp để tìm việc làm ngày càng nhiều hơn. Và thông thường, khi người lao động đến xin việc và ký hợp đồng lao động, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách ưu đãi, hỗ trợ qua các loại bảo hiểm bắt buộc.
Tuy nhiên rất nhiều lao động không nắm rõ được các loại bảo hiểm bắt buộc là gì, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cũng như dễ mất quyền lợi cho họ. Cùng Medplus tìm hiểu các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Bảo hiểm bắt buộc được hiểu là một loại bảo hiểm được pháp luật quy định. Và đồng thời các tổ chức, cá nhân có nhiệm phụ tham gia bảo hiểm, với mức phí, điều kiện tối thiểu của bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc mua bán bảo hiểm.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, bảo hiểm bắt buộc chỉ bao gồm một số loại bảo hiểm. Bởi những bảo hiểm đó có mục đích bảo vệ lợi ích sự an toàn, sức khỏe của công đồng.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, những loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Bảo hiểm cháy nổ.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
2. Các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp
Ban Thường vụ Quốc hội quy định những bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp như sau:
2.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp hiện nay. Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 các doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Những cá nhân có thuê và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
- Những doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và các tổ chức khác.
Mức đóng BHXH của doanh nghiệp:
- Đối với lao động người Việt Nam: Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng là 17% lương. Bao gồm: 14% vào Quỹ hưu trí – tử tuất, 3% vào Quỹ ốm đau – thai sản.
- Đối với lao động người nước ngoài: Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng là 3% lương. Áp dụng vào Quỹ ốm đau – thai sản.
- Lưu ý: Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.
2.2. Bảo hiểm y tế (BHYT)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014 thì
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Quỹ bảo hiểm y tế là sự đóng góp, chung tay của cộng đồng để giúp đỡ những gia đình người bệnh, đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe người dân. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người bệnh được thăm khám tại các cơ sở y tế với mức chi phí 80-100% nếu đúng tuyến và 30-70% nếu trái tuyến.
Bảo hiểm y tế cũng là một trong các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp cần quan tâm. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng đóng BHYT bắt buộc theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Mức đóng bảo hiểm y tế của doanh nghiệp:
- Đối với những người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động, không có thời hạn hoặc có thời hạn trên 3 tháng. Và các đối tượng lao động khác như quản lý doanh nghiệp hoặc các cán bộ, công chức viên chức: Mức đóng BHYT hàng tháng, bằng 4,5% lương của tháng đó.
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật: Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
2.3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Một trong các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp được nhắc đến tiếp theo là bảo hiểm thất nghiệp. Những đối tượng doanh nghiệp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 43 Luật việc làm 2013 gồm:
- Những người sử dụng lao động như: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị ngũ trang nhân dân,..
- Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,..
- Các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ kinh doanh theo gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có thuê mướn người lao động,…
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp:
- Đối với toàn bộ lao động người Việt Nam mức đóng BHTN hàng tháng bằng 1% lương tháng đó.
- Đối với lao động nước ngoài, không áp dụng loại bảo hiểm này.
Xem thêm: Chế độ thai sản cho người thất nghiệp
2.4. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ – BNN)
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng là bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp cần biết. Các đối tượng doanh nghiệp cần đóng BHTNLĐ – BNN theo Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP gồm những người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội. Mức đóng BHTNLĐ-BNN của doanh nghiệp:
2.4.1. Trường hợp 1
Các doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:
- Đối với lao động Việt Nam: Mức đóng Bảo hiểm TNLĐ-BNN hàng tháng bằng 0.5% tiền lương tháng.
- Đối với lao động nước ngoài: Mức đóng Bảo hiểm TNLĐ-BNN hàng tháng bằng 0.5% tiền lương tháng.
2.4.2. Trường hợp 2
Các doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn. Và được quyết định chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP).
- Đối với lao động Việt Nam: Mức đóng Bảo hiểm TNLĐ-BNN hàng tháng 0.3% tiền lương tháng
- Đối với lao động nước ngoài: Mức đóng Bảo hiểm TNLĐ-BNN hàng tháng 0.3% tiền lương tháng.
Bảo hiểm TNLĐ-BNN là loại bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với cả lao động Việt Nam và cả lao động người nước ngoài.
Xem thêm: TOP 7+ gói bảo hiểm sức khỏe tai nạn có quyền lợi tốt nhất
3. Kết luận
Bài viết đã tổng hợp những loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp rồi. Khi người lao động ký hợp đồng tại doanh nghiệp, theo đúng thời hạn yêu cầu thì doanh nghiệp phải đóng cho các bạn. Người lao động cần nắm chắc các điều lệ về các loại bảo hiểm này, để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc đóng bảo hiểm đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: