Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, củ cải trắng là món ăn quen thuộc. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của củ cải trắng là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Giá trị dinh dưỡng
Củ cải trắng được ví như “nhân sâm mùa đông” do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.
Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Tác dụng đối với sức khỏe
1. Giảm nguy cơ ung thư
Củ cải trắng chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu do Nutritionoffers cho biết, xuất hiện các bằng chứng chứng tỏ chiết xuất từ rễ củ cải có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách kích hoạt cơ chế tự hủy của loại tế bào ác tính này, đó là do có sự xuất hiện của isothiocyanates – chất được cho là không loại củ nào dồi dào bằng củ cải.
2. Điều chỉnh huyết áp
Đây là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng và thực tiễn cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.
3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp. Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải trắng lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.
4. Phòng chống cảm lạnh và ho
Nếu bạn hay bị ho và mắc cảm lạnh, củ cải trắng có thể là một ý tưởng tốt để bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn nhằm phòng tránh các căn bệnh này. Đây là một trong các loại rau củ có thể chống sung huyết, hình thành các chất nhầy trong cổ họng của bạn. Ngoài ra, củ cải cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và ho.
5. Ngăn ngừa bệnh vàng da
Củ cải trắng được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Một trong những bộ phận nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc loại bỏ độc tố có hại là gan và dạ dày của bạn bởi củ cải không chỉ chứa nhiều nước, chất xơ có thể làm sạch đường ruột, giàu vitamin C. Ngoài ra củ cải có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng da, nó giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Đó là do củ cải giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao – nguyên nhân chính gây bệnh vàng da.
6. Chống táo bón
Táo bón là căn bệnh phổ biến hay gặp phải đặc biệt là ở người già, trẻ em, những người ít vận động, tập thể dục, hay có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ. Củ cải trắng được cho là “thần dược” để chữa chứng khó chịu này. Nó có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài.. Ngoài ra, củ cải giúp tăng cường sự tiết dịch tiêu hóa và mật làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài củ cải ra, người bệnh táo bón cần nhất là thay đổi lối sống vận động, năng tập thể dục và không quên uống nước.
7. Giúp giảm cân
Củ cải trắng rất ít calo cộng thêm hàm lượng chất xơ cao làm người ăn cảm thấy no nhanh. Ví dụ 100g củ cải tươi chỉ chứa 16 calories do vậy bạn có thể thoải mái thưởng thức món củ cải vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm cân.
8. Tốt cho bệnh nhân hen suyễn
Củ cải trắng có đặc tính chống sung huyết do vậy rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Người bị bênh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ cải thiện được những dấu hiệu này. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, củ cải có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ các lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.
9. Duy trì sự tươi trẻ
Vì củ cải chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, nên có thể ăn củ cải để ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Bạn thậm chí có thể nghiền củ cải tươi đắp trên da vì nó có đặc tính làm sạch.
10. Giữ cho thận khỏe mạnh
Đặc tính nổi trội nhất của củ cải trắng là phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng
– Không dùng chung củ cải trắng với: cà rốt, nhân sâm, các loại quả (táo, lê, nho), nấm mèo đen và các loại thuốc.
– Không ăn quá nhiều: Ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.
– Lưu ý sử dụng với phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai mỗi tuần chỉ ăn 1-2 bữa củ cải trắng được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.
https://laodong.vn/suc-khoe/cu-cai-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-an-524630.ldo