Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, củ kiệu là món ăn vô cùng quen thuộc với chúng ta. vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của củ kiệu là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng trong đời sống hằng ngày? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin chung
Kiệu là một loài cây thuộc họ hành. Củ của nó thường dùng để muối chua ăn hàng ngày, đặc biệt là trong ngày tết của nhiều vùng miền ở nước ta.
Phân loại
Củ kiệu gồm hai loại: kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Kiệu Huế có đặc điểm thân nở, eo thắt rõ rệt, đuôi kiệu mảnh, không dày.
Trong khi đó kiệu trâu thân dài hơn, đuôi to, không thắt eo. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên mua kiệu Huế làm để có hũ kiệu muối chất lượng, giòn hơn, thơm hơn so với kiệu trâu.
Tác dụng đối với sức khỏe
1. Cải thiện bữa ăn và sức khỏe
Các món rau củ muối chua từ lâu đã được người dân chào đón nó như một món ăn có giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh cao.
Hương vị đặc trưng và những tác động tốt của củ kiệu chua ngọt đến sức khỏe đảm bảo có thể luôn thích thú để thưởng thức những món ăn từ củ kiệu.
2. Kích thích tiêu hóa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì củ kiệu chua ngọt có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum.
Các vi khuẩn này sẽ tạo ra các enzym chuyển hóa đường và tinh bột trong rau củ nguyên liệu thành acid lactic tạo vị chua cũng như tạo các enzym phân huỷ một phần các protein thực phẩm trong bữa ăn, giúp cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
3. Cung cấp rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu
Các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như A, D, E và K cũng được giữ lại trong quá trình ngâm. Mặt khác, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các loại rau củ ngâm như kim chi là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào.
Hầu hết dưa chua có tính axit. Trong quá trình tiêu hóa, axit này cho phép hấp thu tốt các chất canxi, sắt và khoáng chất quan trọng khác.
4. Chống oxy hóa
Củ kiệu chua ngọt chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Chất chống oxy hóa là những vi chất dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại sự tấn công của các gốc tự do.
Các gốc tự do là các hoá chất không ổn định được sản xuất trong quá trình trao đổi chất và gây tổn hại DNA.
5. Chữa táo bón
Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt được chế biến tươi, không qua nhiệt, nên giữ được nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là một lượng chất xơ lớn cho cơ thể giúp phòng chống bệnh táo bón rất hiệu quả.
6. Bảo vệ gan
Ngoài lợi ích như cải thiện tiêu hóa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi dùng củ kiệu chua ngọt nói riêng và các món rau cải ngâm thì gan của chúng ta sẽ được bảo vệ khỏi các tác động xấu hoặc giảm tổn hại do bia rượu gây ra.
7. Tăng cường lưu thông máu
Axit lactic được hình thành trong quá trình lên men, tủ sấy quần áo điều này đồng nghĩa với việc làm giảm mỡ trong máu, cải thiện lưu thông máu.
Củ kiệu chua ngọt có được là kết quả của quá trình lên men, các vi khuẩn tốt có kiểm soát các vi khuẩn đường ruột gây hại.
Giá trị dinh dưỡng
Theo nghiên cứu, cứ 100g củ kiệu tươi chứa 3,1g protein; 1,2g chất béo; 18,3g carbohydrate; 0,7g chất xơ hòa tan. Thành phần dinh dưỡng của củ kiệu còn chứa nguồn vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C dồi dào cùng các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, magie, kali, natri, kẽm.
Các món ăn với củ kiệu
Củ kiệu thường được dùng để muối dưa chua, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà. Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài món muối chua còn có thể chế kiệu thành nhiều món ăn khác phối hợp với các loại thực vật hoặc động vật để nấu. Những món ăn có kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.Còn lá kiệu dùng để quấn, ướp thịt để làm món thịt nướng, ăn sống hoặc cho vào nồi lẩu như một loại rau thơm.
Một số bài thuốc
1. Chữa tức thở, khí trễ đờm tắc
Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, 2 thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho 2 thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hòa thêm nước đun sôi để nguội.
2. Sản phụ bị kiết lỵ
Củ kiệu xào với bồ dục lợn ăn vài ngày.
3. Chữa sưng đau cơ khớp
Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.
4. Bổ khí
Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.
Bài 5: Bỏng lửa, nước sôi nhẹ (không trợt da)
Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.
5. Trị ngủ trúng gió bất tỉnh
Kiệu giã vắt nước cốt, nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).
6. Hỗ trợ điều trị ung thư (K)
K phổi, K dạ dày: Kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày một thang.
K tuyến vú: Kiệu 15g, qua lâu 1g, hương nhu 10g, mộc dược 10g, cam thảo 10g, sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày một thang.
K phổi: Kiệu 60g, nước chanh 60ml. Sắc nước uống ngày một thang.
Các bài thuốc trên khi sử dụng đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bạn nên nhớ tác dụng của bài thuốc dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa từng người, vì thế tác dụng thuốc đối với mỗi người là không giống nhau
Kinh nghiệm lựa chọn củ kiệu
Chọn củ kiệu có kích thước nhỏ vừa phải
Để làm được món kiệu muối thơm ngon bạn nên chọn những củ kiệu thân nhỏ vừa phải. Nên hạn chế chọn những củ kiệu quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon. Củ kiệu nhỏ, vừa ăn sẽ nhanh thấm gia vị, gia tăng độ thơm ngon.
Chọn củ kiệu bóng, mẩy, không dập nát
Củ kiệu nên chọn những bó đều, màu trắng tươi, không bị trầy xước, dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo rõ ràng sẽ đẹp mắt khi muối và bày trí món ăn ra đĩa.
Lưu ý khi sử dụng
– Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.
– Nếu ăn lúc bụng đói hoặc ăn liên tục rất dễ gây đau bao tử. Lưu ý, củ kiệu để lâu nổi váng mốc không nên ăn vì rất có thể chứa độc tố gây ung thư gan.
https://baomoi.com/kham-pha-gay-ngac-nhien-ve-cu-kieu/c/21425027.epi