Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của đậu phộng là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng đậu phộng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin về đậu phộng nhé!
Thông tin chung về đậu phộng
Đậu phộng là gì?
Lạc hay Đậu phộng, đậu phụng, là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 30–50 cm.
Trong đời sống hàng ngày, đậu phộng (lạc) là một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất. Từ bánh, kẹo đến các món ăn dân dã đường phố của Việt Nam cũng được điểm một vài hạt đậu phộng bên trên để trang trí hay kích thích vị giác cho người ăn.
Thông tin dinh dưỡng trong đậu phộng
Chất béo
Đậu phộng có nhiều chất béo. Thực tế, chúng được phân vào nhóm các hạt dầu. Một tỷ lệ lớn đậu được thu hoạch trên thế giới thường dùng để làm dầu phộng. Chất béo chiếm từ 44 – 56% và chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hình thành nên axit oleic và acid linoleic.
Chất đạm
Đậu phộng có thể cung cấp khoảng 22 – 30% calorie. Vì thế, thực phẩm này là nguồn thực vật giàu đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đạm của đậu phộng là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lượng carbohydrate
Đậu phộng có lượng carbohydrate thấp, thực tế chỉ chiếm khoảng 13 – 16% tổng khối lượng. Với tính chất giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, đậu phộng có chỉ số đường thấp (dùng để đo thời gian lượng đường vào máu sau khi ăn) nên khá thích hợp cho những người bị đái tháo đường.
Vitamin và khoáng chất
Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm:
- Biotin: Một chất quan trọng trong quá trình mang thai.
- Đồng: Chế độ ăn thiếu đồng có thể ảnh hưởng xấu đến trái tim của bạn.
- Niacin: Hay còn gọi là vitamin B3, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tim mạch.
- Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, có vai trò thiết yếu với cơ thể, nhất là với các mẹ bầu.
- Mangan: Một nguyên tố được tìm thấy trong nước uống và hầu hết mọi món ăn.
- Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, thường tìm thấy trong các món ăn nhiều chất béo.
- Thiamin: Hay còn gọi là vitamin B1, thiamin giúp tế bào cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, cần thiết để duy trì chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.
- Phốt pho: Đậu phộng là một nguồn cung cấp nhiều phốt pho, chất khoáng đóng vai trò quan trọng để các mô duy trì và phát triển.
- Magiê: Chất khoáng cần thiết trong chế độ ăn, có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể bạn và giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim.
Tác dụng của đậu phộng đối với sức khoẻ
Giàu năng lượng
Đậu phộng là nguồn cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất. Điểm đáng chú ý là không cần lo ngại về cân nặng khi nhâm nhi loại hạt này vì nó không chứa nhiều tinh bột và chất béo so với các loại hạt khác.
Chống oxy hóa
Đậu phộng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa polyphenol, chủ yếu là hợp chất acid p-coumaric. Đậu phộng rang sẽ giúp tăng hàm lượng acid p-coumaric, qua đó đẩy hàm lượng chất chống oxy hóa tăng lên 22%.
Theo báo The Times of India dẫn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đậu phộng rang chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn cả táo, cà rốt. Đậu phộng còn chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư cũng như bệnh tim.
Chống suy giảm trí nhớ
Hàm lượng cao niacin trong đậu phộng giúp phục hồi các tổn hại ở tế bào, đồng thời có tác dụng chống alzheimer (mất trí nhớ) và các vấn đề về suy giảm nhận thức liên quan tới tuổi già.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu cho biết lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axít oleic. Những người thường xuyên ăn đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng, có thể hạ thấp tỉ lệ mắc bệnh tim mạch 35%.
Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn đậu phộng có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh mạch vành. Hãy ăn đậu phộng hoặc các thực vật họ đậu khác ít nhất bốn lần 1 tuần để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và động mạch vành.
Hỗ trợ tuần hoàn máu
Một phần tư chén đậu phộng (khoảng 30g) có thể cung cấp 35% lượng mangan cần thiết cho cơ thể. Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và carbonhydrate, sự hấp thụ canxi và quy định lượng đường trong máu.
Đậu phộng chứa resveratrol bioflavonoid. Loại bioflavonoid này giúp cải thiện dòng máu lên não khoảng 30%, qua đó giảm nguy cơ đột quỵ.
Là nguồn phong phú chất sắt, đậu phộng có tác dụng cải thiện chức năng của các tế bào máu.
Đậu phộng giúp kiểm soát cholesterol
Đậu phộng rất giàu acid béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt đậu phộng tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày.
Giúp giảm lượng đường trong máu
Đậu phộng giàu nguồn mangan, giúp hấp thụ chất béo, do đó điều tiết lượng đường trong máu. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
Giảm nguy cơ sỏi mật
Đậu phộng ở dạng hạt hoặc bơ đậu phộng tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi túi mật trong cơ thể. Nó cũng ngăn ngừa chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng túi mật và gan khác lên đến 25%.
Hiệu quả trong việc giảm trầm cảm
Đậu phộng giàu tryptophan, giúp giải phóng một hóa chất đặc biệt làm giảm các dấu hiệu trầm cảm, giúp tâm trạng khởi sắc hơn. Khi nào bạn cảm thấy ảm đạm, chán nản, chỉ cần nhâm nhi vài hạt lạc , vừa thưởng thức được vị thơm bùi của đậu phộng, vừa làm tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn.
Hỗ trợ ngăn ngừa nếp nhăn
đậu phộng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Các nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng luộc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.
Có lợi cho tóc
Nghiên cứu cho thấy đậu phộng rất giàu acid béo Omega 3, giúp thúc đẩy sự phát triển tóc khỏe mạnh. Đậu phộng giàu vitamin E, giúp giảm thiểu vấn đề thưa tóc ở phụ nữ.
Những món ngon từ đậu phộng
Xôi đậu phộng là một món ăn không xa lạ với mọi người,n nhưng rất được yêu thích vì đây là món xôi ngon và giàu năng nượng lại có cách nấu vô cùng đơn giản. Bạn có thể dành một chút thời gian nấu món xôi đậu phộng này để đãi cả nhà vào những buổi sáng hay cũng có thể mang theo khi đi picnic cùng bạn bè thì quả là một lựa chọn hoàn hảo. Hôm nay medplus sẽ hướng dẫn cách bạn nấu xôi đậu phộng bằng nồi cơm điện rất dễ thực hiện lại cực ngon nhé.
Nguyên liệu:
- Nếp: 500gr (nhớ chọn mua nếp ngon)
- Đậu phộng (lạc): 200gr
- Nước cốt dừae
- Muối
- Phần muối mè: đậu phộng rang giả nhỏ, mè rang, muối, đường.
Cách nấu xôi đậu phộng ngon:
- Nếp khi mua bạn nhớ chọn loại nếp vừa dẻo và thơm. Sau đó bạn lấy đem đi vo cho thật sạch, rồi bạn cho một ít muối vào và xóc lên, sau đó bạn lấy vo lại bằng nước cho sạch sau đó bạn để ráo và cho vào nồi cơm điện.
- Đậu phộng mua về bạn cũng đem đi ngâm trong khoảng 2 giờ, sau đó bạn cho chung vào nồi cơm điện nhé. Tùy theo sở thích từng gia đình thích đậu nhiều hay ít mà bạn có thể thêm hoặc bớt đậu vào nhé.
- Tiếp theo bạn lấy nước cốt dừa cho vào chung, sao cho mực nước vừa ngập hết phần nếp và đậu là được. Sau khi xong tất cả, bạn bật công tắc và nấu cơm như bình thường là được.
- Theo dõi khi bạn thấy xôi cạn nước đi, nồi cơm điện sẽ tực chuyển sang chế độ hâm nóng, và để nghỉ trong 5 phút sau đó bạn bật công tắt nấu lại một lần nữa. Khi nồi cơm điện chuyển qua chế độ hâm nóng lần thứ 2 thì lúc này bạn để nghỉ trong thời gian 30 phút để xôi chín hẳn.
- Sau đó bạn lấy xôi ra dĩa cho xôi nguội. Khi nào ăn thì cho ít muối mè lên trên . Hạt nếp trong, bóng, dẻo, thơm cộng với một chút bùi bùi của hạt đậu phộng, béo béo của nước cốt dừa, thêm độ giòn tan của muối mè làm cho bạn ăn mãi không ngán.
Thành phẩm khi chín phải đạt yêu cầu:
- Hạt nếp phải được chín đều, mềm, dẻo, thơm.
- Hạt đậu phộng thì mềm, bùi bùi mà không bị nát
- Muối mè giòn tan, bùi bùi.
Lưu ý khi sử dụng đậu phộng
Những người bị dị ứng đậu phộng có nguy cơ gặp các trường hợp sau:
- Biểu hiện trên da dễ nhận biết như phát ban, nhiều chỗ bị sưng, bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
- Đau bụng, đi phân lỏng, buồn nôn và nôn.
- Vùng miệng (lưỡi, môi, các khu vực xung quanh), cổ họng sưng, ngứa.
- Nạn nhân bị khó thở, nghe có tiếng khò khè.
- Mũi ngạt, tiết dịch nhầy trong suốt.
- Đau, khó chịu ở vùng ngực.
- Sốc phản vệ.
Tuỳ thuộc vào cơ địa, phản ứng của mỗi người với đậu phộng lại khác nhau. Có người phải ăn rất nhiều mới cảm thấy có vấn đề, nhưng có người thì chỉ nếm phải bột đậu phộng có trong bánh kẹo thôi là đủ xây xẩm mặt mày.
Những trường hợp không nên ăn đậu phộng
Người mắc bệnh gút (gout): bệnh gút là một loại bệnh do một nhóm chất purine trao đổi, chuyển hóa rối loại gây ra, đậu phộng là thực phẩm có nhiều chất béo, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bài tiết axit uric trong khớp qua nước tiểu, làm nặng thêm bệnh tình.
Vì vậy, người bị bệnh gout cấp tính tuyệt đối không được ăn đậu phộng. Nếu bệnh giảm, cũng chỉ nên ăn một lượng nhỏ thích hợp.
Người cắt bỏ túi mật: dịch mật có ý nghĩa rất quan trọng đối với hấp thụ và tiêu hóa chất béo. Sau khi ăn cơm, túi mật co bóp, dịch mật sẽ chảy vào 12 đốt của đường ruột để tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Thực phẩm giàu chất béo và protein có kích thích mạnh nhất đối với túi mật, làm cho dịch mật bài tiết ra nhiều.
Những người sau khi cắt bỏ túi mật thì không thể tích trữ dịch mật, tất yếu ảnh hưởng đến tiêu hóa chất béo trong đậu phộng và trong các đồ chiên, nướng chứa nhiều dầu mỡ khác.
Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn đậu phộng. Đặc biệt, đậu phộng mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng…
Lưu ý khi lựa chọn đậu phộng
Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ
Nhiều người thường tiếc rẻ bỏ đi những hạt lạc đã mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn lạc mốc. Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.
Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.
Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng.
Muốn để dành lạc, tránh bị mốc, bạn phải loại bỏ hết những hạt giập, vỡ, loại bỏ những lô lạc chớm bị mốc để tránh mốc lây lan sang lô lành rồi phơi thật khô đến khi hàm lượng nước trong lạc chỉ còn dưới 7,5% mới có thể yên tâm.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/foods/peanuts
https://www.theatlantic.com/health/archive/2019/09/dangers-peanut-allergy-drug/597997/