Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, giấm là nguyên liệu quen thuộc. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của giấm là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin dinh dưỡng
Thành phần của giấm có acid amin phong phú: có 18 loại acid amin mà cơ thể người không tổng hợp được, có 8 loại acit amin thực vật cung cấp.
Trong giấm có vitamin B1, B2, C, … bắt nguồn từ kết quả trao đổi chất vi sinh vật trong quá trình lên men thức ăn và nguyên liệu. Một số sinh tố dinh dưỡng loại này là thành phần tạo thành men phụ của một số men trong quá trình trao đồi chất cơ thể, có tác dụng quan trọng trong cuộc sống của con người.

Tác dụng đối với sức khỏe
1. Kích thích tiêu hóa
Giấm có thể tăng sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt là vào mùa hè, do mồ hôi ra nhiều, chất chua (vị toan) cũng theo đó ít đi khiến ta không muốn ăn. Nếu trong quá trình nấu nướng thêm một chút thực phẩm này có thể làm vị tăng lên, từ đó kích thích sự ăn uống.
2. Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột
Ăn giấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột, dấm có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh tăng cường sức khỏe.
3. Tăng hấp thụ canxi
Thực phẩm này có thể hòa tan canxi chứa trong cơ thể động vật mà chỉ có canxi đã hòa tan mới được ruột non của cơ thể người hấp thụ, vì vậy khi các thức ăn là động vật như xương sườn, vịt nên thêm một chút giấm.
4. Bảo vệ vitamin C
Khi nấu rau thêm chút giấm có thể giảm bớt sự thất thoát vitamin C trong rau.
5. Giúp dễ ngủ
Những người mất ngủ trước khi đi ngủ uống một chút nước sôi pha giấm có thể đi vào giấc ngủ nhanh.
6. Hỗ trợ trị táo bón
Những người đại tiện táo bón uống nhiều giấm pha nước sôi sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn.
7. Giảm béo
Mấy năm gần đây giấm đã trở thành món giảm béo rất thịnh hành ở một số nước Âu Mỹ. Không ít những người mắc bệnh béo phì coi nó là thứ thuốc hiệu nghiệm để giảm béo, một số nơi còn xuất hiện những cơn sốt ăn giấm. Theo nghiên cứu cho thấy acid amin chứa trong giấm ăn không những có thể tiêu hao được lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy sự trao đổi chất như đường và protein diễn ra dễ dàng, từ đó có tác dụng giảm béo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiệu quả của giấm hóa học và giấm tự nhiên hoàn toàn khác nhau. Loại giấm lên men tự nhiên nhìn bên ngoài có chất kết tủa, màu cũng sẫm hơn, sau khi lắc bọt sẽ từ từ biến mất, còn với loại hóa học bọt sẽ biến mất ngay sau khi lắc đều.
Những người nào không nên ăn ?
– Khi đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng. Các thuốc loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn dấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.
– Những người bị thương ở xương không nên ăn vì sau khi ăn dấm sẽ làm cho chỗ đau mỏi nhức, càng đau thêm, làm chỗ gãy khó liền.
– Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
– Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.
http://vfa.gov.vn/thuc-pham-va-suc-khoe/tac-dung-den-suc-khoe-cua-giam.html