Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, lá é là nguyên liệu quen thuộc. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của lá é là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Giới thiệu chung
Là một thứ của loài Húng dổi. Cây thảo cao tới 50cm hay hơn. Thân vuông, màu lục nhạt, có lông thưa. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng thưa; gân lá có lông thưa ở mặt trên và mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng tập hợp thành xim co ở đầu cành
Giá trị dinh dưỡng
Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Toàn cây É có chứa tinh dầu với hàm lượng từ 2,5-3%, có thể đến 5%. Hàm lượng tinh dầu cao nhất vào lúc cây ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75% và nhiều chất khác.
Ngoài ra, cây É còn chứa các polyphenol, flavonoid, thymol, quercetin, acid cafeio, acid rosmarimic. Cây É còn là một loại rau gia vị thơm, ngon nên ngày xưa dùng để tiến vua nên còn có tên là tiến thực. Thân và lá É có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống…
Tác dụng với sức khỏe
1. Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa:
Cành lá É phơi khô, cắt nhỏ, 10-20g, hãm nước uống trong ngày.
2. Chữa táo bón:
Hạt É (5-10g), ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Thêm đường, khuấy đều mà uống
.3. Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu:
Lá É để tươi (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
4. Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi:
Lá É tươi rửa sạch, ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g). Ngậm nhiều lần trong ngày.
5. Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt:
Tinh dầu É (3-6 giọt), pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày. Các thầy thuốc cũng khuyến cáo: Chỉ dùng hạt É ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật.
6. Lá và cành
Lá và cành é được sử dụng như một loại rau trong ẩm thực, một thành phần của các bài thuốc dân gian hay chiết xuất tinh dầu. Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống do đó thường được dùng để chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, cảm, cúm, sốt, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt.
7. Hạt
Theo y học cổ truyền thì hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể. Có thể uống nhiều lần trong ngày, dùng thường xuyên không độc, làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè.
Lưu ý
Chỉ dùng hạt É ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật.
Ngoài ra, do hạt É khô có tính hút nước mạnh, nên nếu dùng không đủ nước, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột và hạt é có tính nhuận trường cao, phụ nữ có thai không nên dùng.