Mãng cầu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mãng cầu, Na, …
Tên khoa học: Annona squamosa L.
Họ: Na – Annonaceae.
1. Đặc điểm thực vật
Cây cao 2-8m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng.
2. Bộ phận dùng
Rễ, lá, quả, hạt
3. Phân bố
Cây vừng có nguồn gốc từ các nước Châu Á có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây được trồng nhiều để làm thực phẩm, sản xuất tinh dầu và dùng làm thuốc.
4. Thu hái – sơ chế
Với những cây được chăm sóc chu đáo và đúng kĩ thuật thì chỉ đến năm thứ 2 trở đi đã có thể cho thu hoạch. Qủa mãng cầu xiêm khi chín sẽ có kích thước khá to, quả căng lên và mắt mở to. Sờ vào mềm tay hơn là bạn có thể thu hái được. Nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng phần cuống để tránh làm dập quả. Bảo quản mãng cầu xiêm nơi thoáng mát sẽ giúp giữ được chất lượng quả tươi lâu hơn.
5. Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.
Công dụng và Liều dùng
1. Thành phần hóa học
Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain.
2. Tính vị và Quy Kinh
- Quả Mãng cầu vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm.
- Vào kinh tỳ vị
3. Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y
- Quả Mãng cầu uả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt Mãng cầu có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm ỉa chảy.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Cải thiện chức năng tim: Sự cân bằng giữa natri và kali trong quả Mãng cầu đóng góp rất nhiều trong việc điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên và vitamin C phong phú có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do tấn công các chất béo và do đó ngăn chặn được các cholesterol của cơ thể trở thành có hại. Vitamin C còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh. Tất cả những yếu tố này đều tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim.
- Giảm táo bón: Một quả Mãng cầu ngon và lành mạnh sẽ chứa nhiều chất xơ và chất xơ đã được chứng minh là rất có lợi cho việc tiêu hóa và bài tiết thức ăn trong cơ thể. Đồng và chất xơ của na hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường chức năng hoạt động.
- Tốt cho não bộ: Trong quả Mãng cầu có khá nhiều lượng vitamin B6. Loại vitamin này rất có lợi cho hoạt động của não bộ vì nó kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA. Mức độ hóa học thần kinh GABA có tác dụng loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh dễ bị kích thích và thậm chí điều trị trầm cảm.
- Phòng bệnh ung thư: Các chất chống oxy hóa trong quả Mãng cầu như một số poly-phenol, asimicin và bullatacinare… được coi là có thể giúp phòng chống các bệnh ung thư, sốt rét và bệnh giun rất hiệu quả.
- Tốt cho mắt: Mãng cầu là nguồn cung cấp vitamin C, A, riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do dẫn đến các bệnh về mắt, giúp bạn có một đôi mắt sáng, khỏe mạnh.
4. Công Dụng
- Quả Mãng cầu dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Quả Na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng.
- Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận.
- Lá Mãng cầu dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ.
- Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.
5. Cách dùng – liều lượng
Liều lượng không cố định đối với lá, quả, thân, rễ…
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Đi lỵ ra nước không dứt:
10 quả Mãng cầu ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào 2 bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.
2. Nhọt ở vú:
Quả Mãng cầu điếc mài với dấm bôi nhiều lần.
3. Sốt rét cơn lâu ngày.
Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.
4. Mụn nhọt sưng tấy:
Lá Mãng cầu, lá Bồ công anh, cũng giã đắp.
5. Giun đũa chòi lên ợ ra nước trong:
Dùng một nắm rễ Mãng cầu mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra.
6. Trừ chấy, rận:
Giã nhỏ hạt lấy nước gội đầu hay ngâm quần áo. Để trừ chấy, giã nhỏ hạt Mãng cầu trộn với rượu hoặc giấm mà vò vào đầu, xát vào chân tóc, bịt khăn lại, giữ 15 phút rồi gội đầu. Tránh không cho va vào mắt vì có độc.
7. Chữa răng bị đau nhức:
Lấy hạt Mãng cầu giã nhỏ ngâm rượu, rồi lấy rượu đã ngâm hạt Mãng cầu ngậm vào chỗ răng sưng đau, sau ngậm chừng 10 – 15 phút thì nhổ nước này đi. Ngày cần ngậm vài ba lần.
8. Trị viêm họng:
Quả Mãng cầu điếc 50g, sinh địa 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, lá bạc hà 50g, cam thảo dây 25g, lá chanh 25g, lá táo 25g. Tất cả phơi khô (riêng quả Mãng cầu điếc đốt tồn tính), và cùng giã nhỏ tán bột mịn, rồi trộn với 150g đường kính đã nấu thành xi rô làm thành hoàn mỗi viên nặng 0,5g. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3 – 4 viên. Trẻ em tùy tuổi mà ngày uống từ 3 – 6 viên chia 2 lần. Cần uống 3 – 5 ngày.
9. Chữa sốt rét:
Quả Mãng cầu điếc 40g, giun đất (loại khoang cổ) 80g, phèn phi 20g, quả Mãng cầu điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu sao vàng, giun đất lộn ruột ra ngoài, rửa sạch và tẩy rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ lại trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm hoàn bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên.
Hoặc lấy lá Mãng cầu 20 – 30g, giã nhỏ, chế thêm nước vắt lấy 1 bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sang ngày sau cho chút rượu khuấy và uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng 2 giờ. Mỗi ngày uống 1 lần, cần uống liền từ 5 – 7 ngày.
10. Ngăn ngừa cao huyết áp:
Dùng 20g lá mãng cầu xiêm tươi hoặc khô hãm uống như trà trong thời gian dài để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định.
11. Trị tiêu chảy, nôn ói
Dùng hoa của cây mãng cầu xiêm nấu nước uống để bù nước, cầm tiêu chảy, giảm ói mửa.
12. Chữa chàm da
Rửa sạch một nắm lá tươi với nước muối, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng da bị chàm mỗi ngày 1 – 2 lần.
13. Giảm cân:
Say nhuyễn quả mãng cầu xiêm làm sinh tố uống. Nên dùng nguyên chất, không thêm đường, sữa.
14. Trị mất ngủ:
Hái lá mãng cầu gai non pha trà uống hoặc nấu canh, luộc ăn thay rau để chữa mất ngủ
Kiêng kị
- Chỉ nên ăn những quả na đã chín. Na chưa chín ăn sẽ có vị chát và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa
- Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt tác dụng với môi trường nên không gây độc.
- Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn nhiều na bởi trong na có hàm lượng đường tương đối nhiều.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam