A. Thông tin về Màng tang
Màng tang, hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Khương mộc, Sơn thương, Tất trừng già, Khảo khinh (tiếng Tày), Tạ chàm điằng (tiếng Dao), Lồ lê (tiếng Kho),… Màng tang được khai thác và sử dụng trong dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh đau bụng, tiêu hoá.
Tên khoa học: Litsea cubeba (Lour.) Pers
Họ: Lauraceae (Long não)
1. Mô tả cây
Màng tang là một loài cây nhỏ, cao khoảng 5m.
Lá mọc so le, hình mác, mép nguyên, có cuống ngắn, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu tro trắng. Khi vò thì có mùi thơm mát của sả.
Hoa khác gốc, có màu trắng. Quả lúc non có màu xanh, khi chín có màu đen giống như quả hồ tiêu.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố: Cây mọc hoang dại ở khắp vùng rừng núi cao lạnh hay mát như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Thu hái: Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, nhân dân ta bắt đầu khai thác quả để cất tinh dầu. Một số nơi đã đặt vấn đề trồng để bảo đảm nguồn thu nguyên liệu lâu dài. Trồng bằng hạt vào mùa đông và mùa xuân.
Chế biến: Để làm thuốc, người ta hái quả như để cất tinh dầu. Ngoài ra, rễ cây còn có thể được sử dụng trong việc chữa bệnh. Rễ sau khi đào về thì rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
3. Thành phần hoá học
Màng tang chứa một số thành phần hoá học như: Tinh dầu, dầu béo, ete,…
B. Công dụng và liều dùng
Quả màng tang là một nguyên liệu được sử dụng tốt trong việc cất tinh dầu làm nguồn xitrala, có thể dùng trong nước và có giá trị xuất khẩu.
Cả quả và rễ của cây màng tang đều dược dùng để chữa đau bụng, không tiêu, chữa nhức đầu.
Màng tang còn được dùng để chữa rắn cắn.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Người hư hàn kiêng dùng
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.