Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị lao xương khớp trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị lao xương khớp nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Bệnh lao xương là một bệnh toàn thân và có biểu hiện tổn thương lao khu trú ở xương. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân. Mẹ bầu mắc bệnh thường gặp các triệu chứng: mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, sụt cân, da xanh xao, ăn uống kém. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi.
Mẹ bầu bị lao xương khớp nên ăn gì: Chuối
Chuối cũng như nhiều loại hoa quả khác chứa khá nhiều kali, đây là một loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, với khả năng giảm tích trữ chất béo, hỗ trợ điều trị men gan, kiềm hóa nước tiểu, thải độc… nên chất xơ sẽ rất tốt cho người bệnh trong quá trình điều trị lao xương bằng các loại thuốc.
Lưu ý khi bà bầu ăn chuối
Dù là chuối vàng hay chuối xanh đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách, lạm dụng chuối, bà bầu có thể gặp phải một số vấn đề. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chuối xanh trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên ăn ở lượng vừa phải, khoảng 1 quả/ngày. Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu ăn chuối không đúng cách:
- Gây đau đầu
- Dư thừa dinh dưỡng
- Tê liệt tay chân
- Làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn
Món ngon từ chuối xanh tốt cho bà bầu
Bánh chuối hấp
- Bước 1: Chuối nghiền nhuyễn
- Bước 2:Trộn bột năng + nước cốt dừa cho đều
- Bước 3:Cho chuối hốn hợp bột trộn đều lần nữa, đổ hỗn hợp vào khuôn và đem hấp cách thủy 15 phút để bánh chín
Bánh chuối yến mạch
- Bước 1: 1/2 quả chuối, 1,5 thìa cà phê yến mạch ăn liền, 40ml sữa tươi. Cho vào cối xay. Hỗn hợp hơi lỏng. Có thể điều chỉnh lượng sữa tùy theo sở thích của mẹ
- Bước 2:1/2 quả chuối cắt miếng lót đế. Đổ hỗn hợp đã xay vào bát hay khuôn đã lót chuối
- Bước 3: Đun nước sôi và hấp khoảng 10 phút, lửa vừa. Cũng có thể cho vào lò vi sóng mức nhiệt trung bình thấp 5 – 7 phút.
Mẹ bầu bị lao xương khớp nên ăn gì: Khoai lang
Trong khoai lang có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin giúp cung cấp năng lượng đảm bảo hoạt động của cơ thể. Thành phần của khoai lang có chứa beta-carotene – tiền chất của vitamin A giúp tăng khả năng phục hồi tế bào tổn thương. Ngoài ra, khoai lang cũng ít calo và không có chất béo. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B-6, vitamin C và kali rất tốt; có tác dụng tái tạo các tế bào bị tổn thương, thúc đầy quá trình đông máu; đẩy lùi tình trạng hấp thu kém, rối loạn tiêu hóa do trực khuẩn lao gây ra.
Những món ăn từ khoai lang tốt cho mẹ bầu
- chè khoai dẻo
- Khoai lang nướng
- mứt khoai lang dẻo
- bánh khoai lang
- Khoai lang chiên vừng mật ong
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn khoai lang
- Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
- Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
- Gây sỏi thận: Khoai lang có chứa rất nhiều oxalat, một chất có thể gây ra sỏi thận.
- Gây đau dạ dày: Trong khoai lang còn có chứa nhiều mannitol, một loại đường đặc biệt có thể gây đau dạ dày nếu bạn có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, nó còn có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Mẹ bầu bị lao xương khớp nên ăn gì: Rau má
Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở người bệnh lao rất cao. Điều này làm giảm sức đề kháng cho cơ thể khiến bệnh nhân dễ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn. Rau má là loại rau có tác dụng tái tạo những tế bào hồng cầu đã từng bị tổn thương. Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn. Rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng này hoạt động hiệu quả. Mẹ bầu có thể nấu canh rau má hay ép lấy nước uống mỗi ngày.
Món ăn ngon từ rau má cho mẹ bầu
- Canh rau má nấu nghêu
- Gỏi rau má thịt bò
- Nước rễ tranh rau má mía lau
- Rau má nước dừa
- Sữa đậu xanh rau má
- Canh rau má thịt bằm
Lưu ý khi mẹ bầu sử dụng rau má
Những phản ứng dị ứng với rau má mà bạn có thể mắc phải bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da, bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau là khá hiếm nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rau má.
Mẹ bầu bị lao xương khớp không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị lao xương khớp
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch nông nên ăn gì để tăng cường sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị viêm tĩnh mạch sâu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị viêm cơ tim chu sản nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ
- Mẹ bầu bị thiếu máu cơ tim nên ăn gì để tăng cường sức khỏe cho cơ thể?
- Mẹ bầu bị rối loạn đông máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị thiếu hồng cầu nhỏ ưu sắc nên ăn gì để cải thiện lượng máu?
Nguồn: Tổng hợp