Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị ngọt miệng trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị ngọt miệng nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Mang thai là một nguyên nhân khác có thể gây ra vị ngọt trong miệng. Mang thai gây ra những thay đổi về lượng hoóc-môn của người phụ nữ và hệ tiêu hoá, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác. Miệng ngọt là trong miệng cảm thấy có vị ngọt, còn gọi là “khẩu cam”, dù là nước sôi cũng cảm thấy ngọt hoặc ngọt có pha một chút chua chua. Thường thấy ở người có rối loạn tiêu hóa, người bị đái tháo đường.
Mẹ bầu bị ngọt miệng nên ăn gì: Cà chua

Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A và C, hỗ trợ tối đa trong việc đảo thải lượng đường ra khỏi cơ thể; từ đó ngăn ngừa biến chứng phát triển bệnh cũng như kiểm soát vị ngọt trong miệng. Với lượng calo, đạm, xơ, axit folic, vitamin C, A; các khoáng chất như kali, canxi, natri, photpho,… nhiều dưỡng chất để duy trì sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt.
Những món ăn từ cà chua tốt cho phụ nữ mang thai:
- Canh cà chua nấu tôm
- Canh cà chua cá thác lác
- Canh cà chua khoai tây
- Tôm xào cà chua
- Bò xào cà chua
- Cá sốt cà chua thì là
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà chua
- Bà bầu ăn cà chua tươi thay vì các loại đóng hộp hay các chế phẩm như nước sốt cà, tương cà…
- Cà chua chứa nhiều acid, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh ăn nhiều; nếu không muốn tình trạng thêm trầm trọng.
- Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.
- Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì mỗi ngày bà bầu ăn cà chua một quả. Vì nếu quá lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu.
- Ngoài ra, bà bầu không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn lúc đói, không chế biến quá chín kỹ… để đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất cho cơ thể.
Mẹ bầu bị ngọt miệng nên ăn gì: Hạt óc chó

Óc chó được biết đến là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng; trong thành phần của óc chó có chứa một lượng lớn các axit béo omega-3 có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng thể. Có những tác dụng nhất định trong việc ổn định đường huyết và tốt cho sức khỏe. Hàm lượng chất béo thực vật trong quả óc chó được coi là một nguồn chất béo tốt; không cholesterol. Giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi.
Món ăn ngọt từ hạt óc chó cho mẹ bầu
- Sữa óc chó hạnh nhân đậu đen
- Cháo yến mạch với quả óc chó
- Tôm sốt chua ngọt với hạt óc chó
- Hạt óc chó rang muối
- Quả óc chó rang mè (vừng)
- Quả óc chó rang bơ
- Bánh yến mạch với hạt óc chó
- Gà sốt chua ngọt với quả óc chó
- Salad hạt óc chó sốt cam
Quả óc chó ăn như thế nào cho đúng cách
- Dùng kìm kẹp quả óc chó; sau đó ăn trực tiếp phần nhân phần vẩy ở giữa bỏ.
- mẹ có thể ăn quả óc chó như một món ăn vặt.
- Có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu; dùng với sữa tươi, trộn với kem hoặc sữa để làm bánh; hay pha chế trực tiếp vào sinh tố trái cây.
- Ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn; sẽ có vị thơm và bùi hơn, tạo thêm hương vị và đa dạng trong ăn uống cho bà bầu.
Một số lưu ý khi bà bầu uống sinh tố quả óc chó
Mẹ bầu có thể tiêu thụ tới 30 gram quả óc chó mỗi ngày, tương đương với 10 quả óc chó nguyên hạt. Tránh lạm dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ dưới đây:
- Vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và đầy hơi.
- Nếu bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm, hãy thận trọng trước khi thêm sinh tố quả óc chó vào chế độ ăn uống.
- Uống sinh tố quả óc chó quá mức cũng có thể cản trở sự hấp thụ sắt dẫn đến thiếu máu.
- Bởi vì chúng có lượng calo cao nên uố quá nhiều sinh tố quả óc chó có thể gây tăng cân quá mức.
Mẹ bầu bị ngọt miệng nên ăn gì: Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu; gạo lức, lúa mạch, lúa mì… Ngoài ra, các loại hạt này còn có chứa nhiều chất đạm; đường phức hợp, và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Đối với tim mạch, những loại thực phẩm này đặc biệt có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm cholesterol xấu. Một số chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt có khả năng phục hồi ổ viêm loét; làm dịu vùng niêm mạc thực quản bị xây xước; và ức chế hiện tượng trào ngược dạ dày – một trong những nguyên do gây sai vị giác.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc cho phụ nữ mang thai:
- Ngũ cốc yến mạch cho bà bầu
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân cho bà bầu
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín cho bà bầu
- Bánh quy ngũ cốc cho phụ nữ mang thai
Lưu ý mẹ bầu khi dùng ngũ cốc
Mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc trong tất cả các tháng của thai kỳ. Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng: Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh; và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng; và chuyển đến thai nhi.
- Ăn bữa phụ:Mẹ có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ; ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thèm ăn vặt; mẹ có thể ăn ngũ cốc thay các món ăn vặt thông thường. Điều này vừa giúp mẹ bầu thoát được cơn thèm ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị ngọt miệng không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị ngọt miệng
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị viêm gan A nên ăn gì để giảm các triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị hội chứng Volkmann nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai nhi?
- Mẹ bầu bị chốc lở nên ăn gì để giảm tình trạng viêm loét?
- Mẹ bầu bị khô da cổ nên ăn gì để giảm tình trạng sần sùi da?
- Mẹ bầu bị gãy xương đòn nên ăn gì để xương phục hồi nhanh chóng?
- Mẹ bầu bị thiếu nước nên ăn gì để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể?
Nguồn: Tổng hợp