Nguyên nhân khiến thai phụ đi tiểu nhiều lần khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển kích thước của tử cung gây áp lực lên bàng quang. Vậy làm thế nào khi bị tiểu nhiều trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Mẹ bầu bị tiểu nhiều nên ăn gì để giúp cải thiện sức khỏe thai kỳ?
Nguyên nhân đầu tiên là do hormone beta-HCG được tiết ra từ em bé và nhau thai trong quá trình mang thai. Nội tiêt tố này còn có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu của mẹ. Tình trạng lưu lượng máu tăng ngoài tác dụng có thể làm tăng khoái cảm khi mang thai. Tuy nhiên tình trạng này lại làm cho thận làm việc nhiều hơn và cuối cùng gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần khi mang thai.
Mẹ bầu bị tiểu nhiều nên ăn gì: Các loại đậu

Đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm axit folic, giúp diệt khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần. Đồng thời, Vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình sao chép; tạo AND, hỗ trợ phân chia tế bào và tạo tế bào mới. Lượng sắt dồi dào có trong các loại đậu giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho bà bầu khi mang thai, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Các loại đậu tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai:
- Đậu đen
- Đậu xanh
- Đậu ngự
- Đậu Hà Lan
Mẹ bầu bị tiểu nhiều nên ăn gì: Bí đao (Bí xanh)

Trong trái bí xanh chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như chất xơ, cung cấp nước. Đặc biệt trong bí xanh chứa nhiều glucid, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin quan trọng như: vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E…Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú, trái bí xanh vô cùng tốt cho sức khỏe bà bầu. Bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hóa vị, trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát). Ngoài ra, nó còn giúp lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo…
Món ngon từ bí xanh dành cho mẹ bầu
- Canh bí đao nấu giò sống tôm nõn
- Bí đao xào tỏi
- Bí đao nhồi thịt kho tương
Lưu ý khi bà bầu ăn bí xanh
- Không nên ăn nhiều bí xanh. Bí xanh không chứa chất béo rất không tốt nếu mẹ ăn bí xanh trong nhiều ngày.
- Bà bầu nên ăn bí xanh 1 tuần/ 1 lần.
- Không ăn nhiều bí xanh để giảm cân, điều đó khiến thai nhi không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Không ăn hay uống bí đao sống. Vì trong bí xanh sống chứa tính xà phòng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa.
- Những bà bầu huyết áp thấp không nên ăn bí đao vì sẽ làm cho tình trạng thêm tồi tệ.
Mẹ bầu bị tiểu nhiều nên ăn gì: Cà chua

Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong cà chua có chưa Lycopene, không chỉ ức chế tăng sinh của khối u xơ tuyến tiền liệt; mà còn giúp cải thiện chứng tiểu nhiều hiệu quả. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A và C, được biết như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng; bảo vệ mẹ bầu khỏi những cơn cảm cúm. Với lượng calo, đạm, xơ, axit folic, vitamin C, A; các khoáng chất như kali, canxi, natri, photpho,… nhiều dưỡng chất để duy trì sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà chua
- Bà bầu ăn cà chua tươi thay vì các loại đóng hộp hay các chế phẩm như nước sốt cà, tương cà…
- Cà chua chứa nhiều acid, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh ăn nhiều; nếu không muốn tình trạng thêm trầm trọng.
- Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.
- Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì mỗi ngày bà bầu ăn cà chua một quả. Vì nếu quá lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ bầu.
- Ngoài ra, bà bầu không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn lúc đói, không chế biến quá chín kỹ… để đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất cho cơ thể.
Mẹo vặt giúp mẹ chọn và bảo quản cà chua đúng cách
- Chọn cà chua có màu đỏ tươi, vỏ căng mọng và không bị bầm dập.
- Chọn quả mềm vừa phải, không chọn trái mềm nhũn, vỏ có nhiều nếp nhăn.
- Cà chua để ở nơi thoáng mát, khô ráo (nhiệt độ phòng) có thể sử dụng trong khoảng 2-3 ngày. Không nên bỏ cà trong bao ni – long bịt kín hoặc cho vào tủ lạnh.
- Muốn cà nhanh chín, mẹ có thể để lẫn chung với táo.
- Không nên dùng nồi nhôm, gang để chế biến cà chua.
Mẹ bầu bị tiểu nhiều không nên ăn gì
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị tiểu nhiều
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị hở van tim nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe thai kỳ?
- Mẹ bầu bị bướu cổ nên ăn gì để tránh ảnh hưởng thai kỳ?
- Mẹ bầu bị trĩ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Mẹ bầu bị bỏng nên ăn gì để vết thương mau lành?
- Mẹ bầu bị hẹp van tim hai lá nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
- Mẹ bầu bị ho gà nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Nguồn: Tổng hợp